]
Đây là phần cuối cùng nói về đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD, cũng là đặc điểm được thể hiện khá đa dạng nhất ở các cá nhân mắc ASD:
Đặc điểm tương tác xã hội
– Nhóm tách biệt
Đây là biểu hiện cơ bản nhất thường xuyên thấy ở những trẻ em mắc ASD. Biểu hiện này thường tiếp tục kéo dài cho đến hết cuộc đời, một số ít có thể thấy dấu hiệu cải thiện khi lớn lên. Sự tách biệt xuất hiện ngay cả khi những người xung quanh tìm cách để kéo trẻ vào sự hòa đồng. Nếu muốn gì đó, trẻ không chạm vào khuỷu tay bạn, để tay lên bạn và nhìn bạn với hàm ý muốn sự giúp đỡ mà sẽ đẩy tay bạn đến đồ vật đó. Khi mà bạn đã làm điều trẻ muốn, bạn sẽ bị “phớt lờ”. Trẻ không quan tâm khi bạn bị đau hoặc đang thất vọng. Trẻ tách khỏi mọi người, trong thế giới riêng của mình, hoàn toàn mải mê với những hành động của riêng mình. Khi còn nhỏ, những khiếm khuyết về mặt xã hội được chú ý trong sự tương tác với những trẻ cùng tuổi. Trong sự phát triển bình thường, những đứa trẻ có thể quan tâm đến những đứa bạn cùng tuổi từ khi còn rất nhỏ, trước khi chúng đến trường. Ngược lại, trẻ mắc ASD thường chỉ thích chơi một mình, tách khỏi nhóm trẻ trong lớp. Cho dù trẻ có chơi với anh em của mình thì chúng cũng không chấp nhận những đứa trẻ ở ngoài gia đình của mình.
– Nhóm thụ động
Trẻ em mắc ASD thuộc dạng này thường không chủ động trong tương tác xã hội. Sự thụ động khiến đứa trẻ thực sự trở thành một “em bé” trong trò chơi bố, mẹ hoặc làm bệnh nhân, những trò chơi giả vờ… Trẻ thường bị thụt lùi lại phía sau vì không có một vai phù hợp cho mình. Thông thường trẻ em thụ động thường ít có vấn đề về hành vi, thường được xem là hiền lành. Tuy nhiên sự thay đổi có thể xuất hiện khi trẻ bước vào tuổi thanh niên.
– Nhóm chủ động nhưng kì quặc
Trẻ em thuộc dạng này có thể có những hoạt động tương tác với người khác nhưng thường không phù hợp vì trẻ thường không để ý đến cảm giác và nhu cầu của người mà chúng đang tương tác. Trẻ cũng có những hành vi tương tác mang tính xã hội như ôm và bắt tay nhưng thường làm điều đó quá chặt, có thể khiến người khác khó chịu hoặc hoảng sợ và có thể trở nên khó tính, cáu bẳn nếu như những yêu cầu của chúng không được chú ý.Trẻ em và người lớn thuộc nhóm này thực sự là không hiểu cần phải tương tác với người khác như thế nào cho phù hợp.
– Nhóm nghi thức, cứng nhắc
Những hành vi nghi thức và cứng nhắc thường không xuất hiện cho đến tuổi thanh niên và trưởng thành. Biểu hiện này thường xuất hiện ở những người phát triển ngôn ngữ tốt. Trẻ không thực sự hiểu những quy tắc trong giao tiếp xã hội và thường áp dụng một cách máy móc trong nhiều tình huống.
Qua 4 phần của bài viết về “6 đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD” mà các bạn đã đọc. Nếu bạn thấy hoặc nghi ngờ con mình mắc ASD, điều tốt nhất nên làm là đọc lên và học mọi thứ bạn có thể. Con bạn cũng thông minh và có khả năng như bất kỳ đứa trẻ nào khác – chúng chỉ cần thêm một chút trợ giúp để tìm ra cách điều hướng thế giới xung quanh. Chúng tôi nghỉ các bạn đọc cũng hiểu rõ hơn về về đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD, đồng thời cũng nâng cao nắm bắt và trị liệu để trẻ sớm hòa nhập với xã hội, sống đúng với lứa tuổi của mình.
Phần 1 || Phần 2 || Phần 3 || Phần 4