6 đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD (phần 2)

Hẳng các bạn đọc cũng đã hiểu được vài đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD rồi đúng không ạ? Tiếp theo đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết thêm về đặc điểm tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ mắc ASD.

Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mắc ASD

Các cá nhân mắc ASD thường gặp khó khăn trong khả năng tưởng tượng. Trẻ thường khó có thể hiểu được những điều người khác nói nếu điều đó buộc trẻ phải vận hết nội lực ra để tưởng tượng đó là cái gì. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ mắc ASD đã khó có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai, khó có thể tưởng tượng ra việc xếp nhiều khúc gỗ một cách thẳng hàng sẽ cho ta đoàn tàu, búp bê thay cho em bé trong trò chơi mẹ – con và nếu có bạn nào đó mặc một chiếc áo bác sĩ có nghĩa là trẻ đang chơi giả vờ và đóng là bác sĩ… Khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng là nét nổi bật ở những cá nhân mắc ASD kể cả những cá nhân có khả năng cao.

Đặc điểm về ngôn ngữ:

– Ngôn ngữ tiếp nhận

Mức độ phát triển ngôn ngữ hiểu ở trẻ mắc ASD cũng rất đa dạng. Một số cá nhân hiểu ngôn ngữ không lời và gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói. Những cá nhân này có thể hiểu hơn khi thực sự làm trẻ sử dụng mắt để tiếp nhận nội dung của tình huống.

Quá trình xử lí thông tin thường chậm chạp, thường có một khoảng thời gian bị trì hoãn giữa lúc thông tin được đưa ra và trẻ phản ứng lại.

Gặp khó khăn khi ai đó nói quá nhanh, quá chậm hoặc dùng quá nhiều từ nhất là dùng những từ lạ, phức tạp.

Vốn từ của trẻ thường nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường bị sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn với những câu nói phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin.

Trẻ thường hiểu hơn nếu những gì được nói có kèm theo hình ảnh minh trẻa hoặc trẻ có thể liên tưởng tới một hình ảnh quen thuộc nào đó.

– Ngôn ngữ diễn đạt

Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ thì rất phổ biến và được coi là một đặc điểm nhận dạng của những trẻ mắc ASD. Cứ 4 hoặc 5 trẻ ASD thì có một trẻ không bao giờ nói. Một số trẻ chỉ bắt chước tiếng kêu của con vật, phát ra những âm thanh vô nghĩa… Những trẻ còn lại có thể phát triển ngôn ngữ nhưng thường chậm hơn bình thường. Chúng thường bắt đầu bằng việc lặp lại những gì người khác nói, đặc biệt là một hoặc vài từ cuối của câu. Thậm chí, chúng bắt chước cả giọng điệu của người nói. Việc lặp lại ngôn ngữ hay còn gọi là nhại lời có thể có một số ý nghĩa với trẻ.

Một số trẻ không bao giờ vượt qua được giai đoạn nhại lời, số khác có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo, chúng bắt đầu nói một số từ và cụm từ mà chúng nghĩ ra. Trước hết, trẻ sẽ nói những thứ mà trẻ muốn; sau đó, có thể là vài tháng hoặc vài năm chúng có thể phát triển thành những cụm từ ngẫu nhiên mặc dù có thể có lỗi về ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Phần 1 || Phần 2 || Phần 3 || Phần 4

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004