6 đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD (phần 3)

]

Ở phần III này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm 1 đặc điểm tâm lý của trẻ mắc ASD nữa, đặc điểm này nói về giao tiếp của trẻ ASD

Đặc điểm về giao tiếp

Khó khăn về giao tiếp là một trong những khiếm khuyết điển hình nhất thường gặp phải ở cả trẻ em và người lớn mắc ASD, cả những người có ngôn ngữ và những người không có ngôn ngữ

Trẻ mắc ASD thường ít và không duy trì được động lực giao tiếp. Chúng không hiểu và ý thức được rằng mình có thể đạt được cái mình muốn bằng cách cười, nói, sử dụng những cử chi giao tiếp khác,… Nếu có được động lực giao tiếp thì chúng thường không biết phải diễn tả như thế nào hoặc không thể duy trì được động lực đó vì chúng không kiên nhẫn chờ đợi nếu những điều chúng muốn không được đáp ứng một cách nhanh chóng.

Một số trẻ mắc ASD thường ít hoặc gần như không có nhu cầu giao tiếp với người khác một cách thường xuyên. Khi chúng muốn giao tiếp, chúng lại gặp hàng loạt vấn đề về kĩ năng giao tiếp.

Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp, cả công cụ giao tiếp có lời và công cụ giao tiếp không lời (cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, …).

Khó khăn trong việc hiểu mục đích của giao tiếp cũng như các nguyên tắc trong giao tiếp. Chúng không hiểu sự luân phiên trong giao tiếp và càng không hiểu được những “ngôn ngữ thầm” của giao tiếp.

Trẻ thường giao tiếp với người khác một cách kì cục vì chúng không hiểu được các nguyên tắc tương tác xã hội thường được dùng trong giao tiếp với người khác. Chúng có thể ôm ghì lấy người khác khi muốn xin một cái gì đó thay vì nói hoặc chỉ, những thanh niên mắc ASD có thể bị đánh giá là giao tiếp thiếu lịch sự, …

Giao tiếp là một vấn đề lớn ở phần lớn trẻ em và người lớn mắc ASD ngay cả những người có trí tuệ và ngôn ngữ phát triển tốt.

Phần 1 || Phần 2 || Phần 3 || Phần 4

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004