Giao tiếp bằng mắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lời nói! Một số kĩ thuật để cải thiện giao tiếp bằng mắt.

 

 

Tại sao giao tiếp bằng mắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lời nói!

Giao tiếp bằng mắt là kĩ năng quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển lời nói của trẻ nhỏ. Khi trẻ nhìn vào mắt của người khác, sẽ tăng cường khả năng nhận biết được cảm xúc và ý nghĩa của từng câu nói. Điều này giúp cho trẻ có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa, việc nhìn vào mắt cũng giúp trẻ nhận biết được biểu hiện khuôn mặt của người khác, từ đó hiểu được những tình cảm và suy nghĩ của họ.

Giao tiếp bằng mắt còn giúp trẻ phát triển khả năng tương tác xã hội. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi trò chuyện và biểu đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng.

Ngoài ra, giao tiếp bằng mắt còn giúp trẻ phát triển khả năng lắng nghe và tập trung. Khi trẻ nhìn vào mắt của người khác, trẻ tập trung vào người đó và lắng nghe những gì người đó đang nói.

Một số kĩ thuật để cải thiện giao tiếp bằng mắt

Tư thế của người tương tác với trẻ. Lựa chọn tư thế đúng là kĩ năng rất quan trọng trong quá trình tương tác với trẻ.Tư thế của người tương tác với trẻ tuỳ biến theo tư thế của trẻ sao cho tầm mắt của người tương tác duy trì ngang tầm mắt của trẻ, các trường hợp gợi ý:

    • Khi trẻ nằm trên sàn thì người tương tác có thể nằm
    • Khi trẻ ngồi ghế thì người tương tác có thể ngồi trên sàn
    • Khi trẻ đứng thì người tương tác có thể ngồi trên ghế
    • Khi trẻ ngồi ở ghế cao thì người tương tác có thể ngồi ở ghế thấp hơn

     

    Giao tiếp bằng mắt trong bữa ăn. Cho trẻ ăn là một cơ hội tuyệt vời để giao tiếp bằng mắt với trẻ. Sử dụng một chiếc thìa thức ăn, thìa đặt ngang tầm mắt của người cho trẻ ăn và giả vờ đó là một chiếc máy bay, con tàu hoặc một con hổ, tạo hứng thú cho trẻ bằng những âm thanh sống động như “Máy bay tới đây – ù ù ù” để thu hút sự chú ý của trẻ.

    Hạn chế tối đa yếu tố gây nhiễu xung quanh trong khi nói chuyện với trẻ. Hãy bố trí những loại đồ dùng phù hợp với hoạt động tương tác, cũng nên lựa chọn số lượng vừa phải – không nên quá nhiều.

    Tạo cơ hội để trẻ giao tiếp mắt. Sử dụng một trò chơi hoặc đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ và hướng dẫn trẻ về cách tham gia vào trò chơi đó. Người tương tác có thể cầm đồ chơi đưa lại gần trẻ, để trẻ tập trung nhìn đồ chơi, sau đó đưa dần dần lại gần, ngang tầm mắt của người tương tác. Kĩ thuật này giúp trẻ làm quen với việc giao tiếp mắt và trẻ không bị “choáng ngợp” khi nhìn vào mặt của người tương tác.

    Đặt câu hỏi và chờ phản hồi. Đặt một câu hỏi đơn giản về những thứ trẻ thích và biết câu trả lời, chẳng hạn như “Mắt của con đâu?”, “Mắt của cô đâu?”, hoặc “Đây là cái gì”,… Trong giai đoạn đầu, mục tiêu quan trọng là kĩ năng sử dụng ngón tay trỏ như là bước đầu tiên để phát triển ngôn ngữ hiểu và học các khái niệm tốt hơn.

    Vẽ khuôn mặt. Sử dụng loại sơn thân thiện với da, có thể rửa được và tránh màu đỏ. Người tương tác hỗ trợ trẻ vẽ lên mặt mình. Hoạt động này tạo sự gần gũi về thể chất, trẻ sẽ vui vẻ và tự tin nhìn vào khuôn mặt người tương tác.

       

       

       

      You cannot copy content of this page

      WordPress Lightbox
      Hotline: 0933 257 004