Trị liệu vận động môi – miệng – lưỡi cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Kỹ năng vận động môi – miệng – lưỡi

Kỹ năng vận động môi – miệng – lưỡi đề cập đến chức năng và cách sử dụng thích hợp của các cơ mặt (môi, hàm, lưỡi, má và vòm miệng) để nói và ăn uống. Đạt được kỹ năng vận động này là một phần quan trọng trong quá trình phát triển giao tiếp và ăn uống của mỗi trẻ. Sự phát triển vận động miệng bình thường bắt đầu từ giai đoạn bào thai (Thai nhi đã có phản xạ nuốt nước ối) và tiếp tục cho đến 4 tuổi. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể uống thông qua ống hút và cốc mở miệng cũng như nhai các loại thức ăn như rau, trái cây, thịt, v.v.

Bài tập vận động môi – miệng – lưỡi cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Sự chậm trễ hoặc khó khăn về vận động môi – miệng – lưỡi ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp bằng lời nói (chậm nói, nói ngọng,…) và khó ăn uống. Một số trẻ được chẩn đoán mắc Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ (ASD), Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), Hội chứng Down, Khuyết tật trí tuệ và Chậm phát triển có biểu hiện yếu cơ miệng, khó khăn về vận động môi – miệng – lưỡi. Các bài tập vận động Vận Động Môi – Miệng – Lưỡi (Oral Motor Therapy) giúp cải thiện sức mạnh, biên độ chuyển động và sự phối hợp của các cơ miệng, giúp chức năng nói và nuốt tốt hơn.

Trẻ nào cần Trị liệu vận động môi – miệng – lưỡi (Oral Motor Therapy)?

Nếu trẻ gặp khó khăn với những kỹ năng nêu dưới đây thì cần được chú ý:

      • Phát âm sai/chậm nói
      • Miệng thường ở trạng thái mở
      • Lưỡi thè ra khỏi miệng
      • Chảy nước dãi/tiết nước bọt quá mức
      • Sữa chảy ra khỏi miệng khi bú (loại trừ hiện tượng “ọc sữa” hoặc “nôn ói”)
      • Khó nhai và cắn đồ ăn
      • Không thể nâng cao hoặc thè lưỡi
      • Nghẹn hoặc ho thường xuyên khi ăn
      • Nôn trớ khi cho ăn
      • Khó khăn trong việc mút, liếm, nhai hoặc thổi
    • Chỉ thích ăn một số loại thực phẩm có độ cứng tương tự nhau

Trị liệu vận động môi – miệng – lưỡi (Oral Motor Therapy) có hiệu quả không?

Thực hành các bài tập môi – miệng – lưỡi (Oral Motor Therapy)có thể cải thiện đáng kể khả năng ăn uống của trẻ và tạo ra âm thanh lời nói rõ ràng hơn.

Một vài nghiên cứu liên quan

      • Belmonte, M. K., Saxena-Chandhok, T., Cherian, R., Muneer, R., George, L., & Karanth, P. (2013). Oral motor deficits in speech-impaired children with autism. Frontiers in Integrative Neuroscience7, 47.
      • Vitásková, K., & Říhová, A. (2014). Oral motor praxis in individuals with autism spectrum disorders in the context of modern speech and language therapy. Social Welfare: Interdisciplinary Approach, 4(2), 110-120.
      • Aswathy, A. K., Manoharan, A., & Manoharan, A. (2016). Addressing oral sensory issues and possible remediation in children with autism spectrum disorders: Illustrated with a case study. Int. Sch. Sci. Res. Innov, 10, 400-403.
      • Adams, L. (1998). Oral-motor and motor-speech characteristics of children with autism. Focus on Autism and Other Developmental Disabilities13(2), 108-112.
    • Manno, C. J., Fox, C., Eicher, P. S., & Kerwin, M. E. (2005). Early oral-motor interventions for pediatric feeding problems: What, when and how. Journal of Early and Intensive Behavior Intervention2(3), 145.

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004