Tự Kỷ Là Gì?

TỰ KỶ LÀ GÌ?
Tự kỷ là một dạng khuyết tật về phát triển kéo dài suốt đời, gây ra do sự rối loạn thần kinh liên quan đến cách hoạt động của não (Simpson et al., 2004). Người mắc hội chứng tự kỷ có những đặc điểm cơ bản giống nhau bao gồm: sự yếu kém trong giao tiếp và tương tác xã hội, những hành động giới hạn lặp đi lặp lại cũng như những thú vui khá đặc biệt.

TỰ KỶ CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC?
Tự kỷ không phải là bệnh mà là một khuyết tật theo suốt đời người. Tự kỷ không thể chữa được! Từ những năm cuối thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ tăng lên đáng kể. Từ đó người ta đặt ra câu hỏi ” Tự kỷ có thể chữa được không?”. Thật đáng tiếc là hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cách chữa dứt điểm cho tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy 75-88% trẻ tự kỷ bộc lộ rối loạn vào 2 năm đầu đời và 31-55% bộc lộ vào năm đầu tiên (Young & Brewer 2002). Do vậy, nếu được phát hiện sớm để điều trị qua các phương pháp giáo dục đặc biệt và can thiệp sớm, các ảnh hưởng của Tự kỷ sẽ ít tiêu cực hơn lên người mắc chứng tự kỷ.
NGƯỜI TỰ KỶ LÀ THIÊN TÀI?
Nghiên cứu từ Autism Speaks chỉ ra rằng gần một nửa người mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn về khả năng học tập. Những người còn lại có chỉ số IQ (chỉ số thông minh) ở mức trung bình hoặc cao hơn một chút. Song vẫn có một số người tự kỷ lại có năng khiếu rất tốt trong các lĩnh vực như: âm nhạc, hội họa, toán học.
NGƯỜI TỰ KỶ KHÔNG CÓ CẢM XÚC, BIẾT YÊU THƯƠNG HAY BIẾT CHIA SẺ?
Đây là một hiểu lầm tai hại gây ra khoảng cách giữa những người xung quanh với người tự kỷ. NGƯỜI TỰ KỶ HOÀN TOÀN CÓ CẢM XÚC, VÀ LUÔN MONG MUỐN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG. Tuy nhiên những tác động của chứng tự kỷ lên phần não bộ khiến đôi khi việc bày tỏ cảm xúc đối với người tự kỷ khó khăn hơn người bình thường rất nhiều.

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox