Theo đó thực trạng tại Việt Nam, số trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ngày càng tăng, nhất là những năm gần đây tại các thành phố lớn. Từ năm 2000 đến nay, số trẻ được chẩn đoán và điều trị chứng tự kỷ tại các cơ sở y tế công lập ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.
– Theo số liệu của Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2000 số trẻ tự kỷ đến khám tăng 122% so với năm trước và năm 2007 số trẻ tự kỷ đến khám tăng lên đến 268%.
– Tại Tp.Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có 2 trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng1 khám và điều trị chứng tự kỷ, thì năm 2008 số trẻ đến khám là 324, tăng hơn 160 lần.
– Tuy mới được thành lập năm 2012, nhưng đến nay Đơn vị châm cứu điều trị và chăm sóc đặc biệt cho tự kỷ, bại não (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cũng đã thu nhận 1.926 trẻ đến điều trị chứng tự kỷ bằng phương pháp châm cứu, cấy chỉ.
Số liệu thống kê của Khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) cũng cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ trẻ em trai mắc chứng tự kỷ so với trẻ em gái (số bé trai nhiều hơn từ 4 -6 lần so với bé gái) và ở thành thị mắc nhiều hơn so với nông thôn.
Theo ước tính của một số tổ chức nước ngoài, Việt Nam hiện có 165.325 người tự kỷ. Theo thống kê tháng 4/2016 Việt Nam có hơn 200.000 trẻ, thông tin được đưa ra tại hội thảo quốc tể “Tự kỷ ở Việt Nam hiện nay và thách thức” diễn ra tại Hà Nội.
Vì thế khi cha mẹ, người chăm sóc thấy trẻ có từ 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỷ trẻ dưới đây thì nên đưa trẻ đến các Bệnh viện uy tín để được khám đánh giá và tư vấn cụ thể:
(1) Khi 12 tháng tuổi, trẻ không nói bập bẹ;
(2) Khi 12 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp;
(3) Khi 16 tháng tuổi, trẻ chưa nói được từ đơn;
(4) Khi 24 tháng trẻ chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ;
(5) Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Nếu bạn thấy con mình có 1 trong 5 dấu hiệu trên, chúng tôi có thể giúp bạn. Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với chúng tôi.
Bài viết liên quan