Một số hành vi điển hình của trẻ tự kỷ

​Hành vi rập khuôn, định hình

    • Lặp từ: một từ trẻ có thể nói “bi bi” liên tục mà không cần quan tâm đến bối cảnh sử dụng từ đó.
    • Nhại lời: trẻ nhắc lại câu hỏi ngay cả khi trẻ biết cách trả lời. Khi được hỏi “Con tên gì?” thay vì trả lời tên của mình thì trẻ đáp lại “Con tên gì”.
    • Có sở thích định hình với một số thứ và không muốn thay đổi bất cứ điều gì: chỉ mặc một vài cái áo nhất định, đi một đôi giày, ăn một số loại thức ăn, nhấn vào nút tắt của tivi, bận tâm dai dẳng với một bộ phận của cơ thể, quan tâm quá mức tới các vật xoay tròn, những khe hở, những vật nhỏ li ti, bật tắt công tắc điện, bỏ hàng giờ ra để xem quảng cáo
    • Duy trì thói quen định hình và nhất định không chịu thay đổi thói quen dù nó không còn phù hợp: thay quần áo khi về nhà, tắm lúc 6 giờ tối, xem tivi lúc 7 giờ tối, không chịu mặc áo ấm khi mùa đông hoặc đòi mặc áo ấm khi mùa hè, để và sắp xếp đồ đạc ở đúng 1 vị trí nhất định, nếu đồ đạc để sai chỗ hoặc không theo thứ tự thì trẻ sẽ chỉnh lại, chỉ đi đến những con đường quen thuộc hay ngồi vào đúng vị trí của mình,
    • Chơi đồ vật một cách khác thường và không đúng với chức năng của chúng: xoay tròn bánh xe, lặp đi lặp lại một cách chơi, tháo rời các chi tiết của đồ vật, xếp đồ chơi thành các hàng lối,…
  • Hành vi tự kích thích (cảm giác)
    • Khóc, cười vô cớ
Thị giác: Nhìn trừng trừng vào bóng đèn hoặc các vật phát sáng, nheo mắt liên hồi, hay giơ ngón tay trước mắt, liếc mắt nhìn, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục
Thính giác: Hay đập đập vào tay, bật bật các ngón tay cho tạo thành âm thanh, hay phát ra các âm thanh từ miệng, la khóc, gõ đồ vật, thả rơi đồ vật
Xúc giác: Hay dùng tay hoặc các vật khác tự chà vào da mình, sờ mó bộ phận sinh dục, giậm chân, đi nhón gót, xé giấy, xé các nhãn mác, xé quần áo, nằm lăn ra sàn nhà, không chịu cột tóc, chỉ mặc một số loại vải nhất định, búng tay, vỗ tay, vẫy tay lên xuống như chim đập cánh, cọ xát chân xuống sàn, vặn, xoắn, xoay các ngón tay và bàn tay, luôn cầm nắm một thứ trong tay như tay của mình, tay người khác, bút, giấy, đồ chơi, nhổ nước miếng
Tiền đình: Hay đu đưa thân mình từ trước ra sau hoặc hai bên, ngồi lắc lư trên ghế, nghiêng đầu
Vị giác: Hay đưa các đồ vật (thậm chí là rác, phân, dỉ mũi) lên miệng liếm, nhai, ngậm nước bọt, phun nước bọt, mút/cắn móng tay, móng chân
Khứu giác: Hay ngửi các đồ vật, thậm chí người khác
  • Hành vi xâm kích
    • Tự xâm kích: gõ nhẹ vào đầu, dùng ghế đập vào đầu, đập đầu vào tường, cắn vào tay, chân, tự bứt tóc, bóc vẩy các vết thương hở,
    • Xâm kích người khác: ôm ghì, cắn, cấu, véo, đánh, liếm, ngửi, hít, sờ mó bộ phận sinh dục
  • Hành vi chống đối
    • Hướng hành vi vào người khác: đánh lại, xô ngã, bỏ chạy
    • Hướng vào đồ vật xung quanh: đập phá đồ
    • Hướng vào chính mình: tự đánh mình, cào cấu, la khóc, bịt tai, chạy vòng tròn
    • Im lặng, không thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hiện qua quýt
  • Hành vi tăng động hoặc ù lì
    • Tăng động: đi lại, chạy nhảy liên tục
    • Ù lì: ngồi im hoặc nằm một chỗ, thờ ơ với các kích thích xung quanh
  • Hành vi giảm tập trung
    • Dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, âm thanh, vật xoay tròn, màu sắc)
    • Không thể tập trung vào một hoạt động nào đó đủ dài
  • Hành vi ngôn ngữ / giao tiếp
    • Không nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp
    • Không hiểu được biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người khác
    • Nhại lời
    • Nói tự do một mình
    • Xử sự một cách máy móc, không quan tâm tới việc thiết lập các mối quan hệ xã hội.
    • Giao tiếp một cách kì quặc: liếm, ngửi, hít người khác

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004