Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ – Dấu hiệu nhận biết!

Mỗi năm, 1 trong số 88 trẻ em ở Hoa Kỳ được chẩn đoán ASD. Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ, hoặc ASD, mô tả một loạt các rối loạn phát triển thần kinh phức tạp có thể ảnh hưởng đến hành vi và giao tiếp. Vì vậy việc hòa nhập, vui chơi cùng các bạn khó khăn khiến trẻ thu hẹp phạm vi giao tiếp và trở nên bị cô lập “thích chơi một mình”. Từ đó gây lo lắng cho cha mẹ và ít nhiều có sự ngộ nhận từ cha mẹ và thầy cô giáo những đứa trẻ này có thể đã bị chứng “Rối loạn phổ tự kỷ”. Vậy “Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ” là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cùng Thành Nhân hiểu hơn về nó nhé!

Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ

Hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder(ASD)) là một tên gọi để mô tả một nhóm các hội chứng rối loạn thâm nhập vào toàn bộ sự phát triển với khiếm khuyết chủ yếu trong các lĩnh vực ương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có những rối loạn cảm giác và tăng động.

Thuật ngữ “phổ” đề cập đến một loạt các triệu chứng, kỹ năng và mức độ khiếm khuyết trong hoạt động có thể xảy ra ở những người bị ASD. Đây là một rối loạn phát triển ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài.

Một số trẻ em và người lớn mắc ASD hoàn toàn có thể thực hiện tất cả các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày, trong khi những người khác cần hỗ trợ đáng kể để thực hiện các hoạt động cơ bản.

Một số dấu hiệu phổ biến của ASD?

Ngay cả khi còn là trẻ sơ sinh, trẻ em mắc chứng ASD có vẻ khác biệt, đặc biệt là khi so sánh với những trẻ khác cùng tuổi. Trẻ có thể trở nên quá tập trung vào một số đối tượng nhất định, hiếm khi giao tiếp bằng mắt và không tham gia vào việc nói bập bẹ với cha mẹ. Trong những trường hợp khác, trẻ có thể phát triển bình thường cho đến 2 tuổi hoặc thậm chí 3 tuổi, nhưng sau đó bắt đầu thụt lùi, thoái lui và thờ ơ với sự tương tác xã hội.

Mức độ nghiêm trọng của ASD có thể thay đổi rất nhiều và dựa trên mức độ giao tiếp xã hội, sự giống nhau của các hoạt động và môi trường xung quanh, và các kiểu hành vi lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của cá nhân.

Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ. Những biểu hiện sớm của khiếm khuyết này bao gồm kém hoặc không giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không dùng những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin thứ cần, không biết khoe, cần thứ gì trẻ thường kéo tay người khác lấy giúp, không chú ý nhìn theo khi người khác chỉ cho trẻ biết.

=> Khiếm khuyết và khó khăn về mặt giao tiếp xã hội

Nhiều người bị ASD cảm thấy khó tương tác xã hội. Bản chất tương tác qua lại lẫn nhau của giao tiếp và tương tác thông thường đặc biệt khó khăn. Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp, thường gặp là chậm nói.

Một số trẻ đã nói được vài từ sau 1 tuổi, nhưng đến 18 – 24 tháng trẻ không nói nữa, thay vào đó trẻ phát âm vô nghĩa.

Trẻ chậm phát triển kỹ năng nói và ngôn ngữ, lặp lại các cụm từ và đưa ra các câu trả lời không liên quan cho các câu hỏi.

Một số trẻ có thể nói được nhưng nói nhại lời người khác, nói trôi chảy nhưng không phù hợp với ngữ cảnh.

Những người mắc chứng ASD cũng có thể nói bằng giọng đều đều, cùng một âm vực, giống như rô-bốt hoặc hát một bài hát về một loạt các chủ đề yêu thích.

Trẻ không đáp lại tên của mình, tránh giao tiếp bằng mắt với người khác và chỉ tương tác khi muốn đạt được các mục tiêu cụ thể.

Trẻ không hiểu cách chơi, không tham gia với những trẻ khác, thích ở một mình.

Trẻ gặp khó khăn khi sử dụng và hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc lời nói.

Ví dụ, trẻ nhỏ mắc chứng ASD có thể không hiểu ý nghĩa của việc vẫy tay chào tạm biệt.

=> Các hành vi đặc trưng, định hình và lặp đi lặp lại

Những biểu hiện bất thường về hành vi định hình: trẻ hay đi kiễng gót chân, quay tròn người, giơ tay ra nhìn, cử động các ngón tay bất thường, có biểu hiện tăng hoạt động hoặc sợ hãi lo lắng quá mức trong những tình huống không có gì nguy hiểm hoặc đáng sợ.

Trẻ bận tâm với các bộ phận của đồ vật như bánh xe trên xe tải đồ chơi.

Trẻ cũng có thể quan tâm một cách ám ảnh đến một chủ đề cụ thể như máy bay hoặc ghi nhớ lịch trình tàu hỏa.

Một số trẻ thậm chí có thể nổi giận hoặc bộc phát cảm xúc, đặc biệt là khi được đưa vào một môi trường mới hoặc quá kích thích.

Nếu bạn cho rằng con mình mắc một số dạng rối loạn phổ tự kỷ, chúng tôi có thể giúp bạn. Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với chúng tôi tại: https://tamlythanhnhan.edu.vn/

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004