Hội chứng phổ biến của phổ tự kỷ (ASD)

Bất kì một người mắc “Rối loạn phổ tự kỷ” thường không có sự khác biệt gì về bên ngoài so với người xung quanh. Tuy nhiên, họ gặp phải một số vấn đề trong giao tiếp, truyền đạt và các hành vi, các vấn đề này nặng hay nhẹ tùy vào từng trường hợp và loại rối loạn. Sau đây là một số thông tin về phân loại các chứng tự kỷ giúp ích cho việc quan sát và chẩn đoán sớm:

Phân loại theo thể lâm sàng

Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner)

– Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao)

– Hội chứng Rett

– Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ

– Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu

Phân loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ

– Tự kỷ có trí tuệ cao và nói được

– Tự kỷ có trí tuệ cao nhưng không nói được

– Tự kỷ có trí tuệ thấp và nói được

– Tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được

Phân loại theo khả năng giao tiếp

– Không phản ứng

– Hoàn toàn từ chối giao tiếp

– Giao tiếp thụ động

– Chấp nhận giao tiếp nhưng không chủ động

– Giao tiếp chủ động nhưng bất thường

Phân loại theo thời gian mắc ASD có thể gây ra

– ASD bẩm sinh: Các dấu hiệu xuất hiện dần trong 3 năm đầu đời

– ASD mắc phải:Trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu, sau đó các dấu hiệu ASD xuất hiện dần và có sự rối loạn giao tiếp, hành vi.

Phân loại theo mức độ

– ASD mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bình thường, giao tiếp với người ngoài bị hạn chế, học được các hoạt động đơn giản, kỹ năng chơi và nói được tương đối bình thường.

– ASD mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với người khác và nói được nhưng hạn chế.

– ASD mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp với người khác và không nói được.

Một đứa trẻ bình thường có cả về thể chất lẫn tinh thần nhìn chung sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn, tận hưởng được nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ không may mắc phải các rối loạn nói chung và “Hội chứng phổ Tự kỷ” nói riêng thì cha mẹ đừng vội nản lòng. Nếu theo dõi và phát hiện sớm, có phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp, trẻ vẫn có rất nhiều cơ hội hòa nhập cuộc sống như bao bạn bè. Rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới đã vượt qua được chứng tự kỷ và cống hiến tài năng cho xã hội như: Amadeus Mozart, Albert Einstein, Daryl Hannah, Charles Darwin, Dan Harmon, Heather Kuzmich, Dan Aykroyd, James Durbin, … Họ đã thành công và hãy tin rằng con bạn sẽ làm được.

Bài viết liên quan

 

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004