Gia đình đóng vai trò như thế nào đối với trẻ mắc ASD?

Gia đình là nơi hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời gia đình đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong việc thực hiện việc hỗ trợ cho các em hòa nhập cộng đồng, là nhân tố vô cùng quan trọng đối với con. Nếu cha mẹ và các thành viên trong gia đình có hiểu biết về ASD, hiểu về con em mình, xóa bỏ mặc cảm, sợ sệt…để đồng hành cùng con, cùng tìm cho con một phương pháp can thiệp tốt nhất, phù hợp nhất với khả năng của con, mong con có được sự tiến bộ để hòa nhập cộng đồng. Chính những thành viên trong gia đình sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của con em mình. Chính gia đình là môi trường nâng đỡ, gắn bó suốt cuộc đời của mỗi trẻ. Mỗi thành viên trong gia đình phải luôn là tấm gương để trẻ học theo. Phải khéo léo ứng xử, khéo léo dạy trẻ những kỹ năng cơ bản để trẻ quen dần và vận dụng những kĩ năng đó vào cuộc sống.

Có nhiều gia đình khi biết con bị mắc ASD thường sốc về tâm lí, đặc biệt là người mẹ. Bước đầu họ thường mất phương hướng, có những bố mẹ lại lo sợ con mình như thế sẽ làm xấu hổ mình, nên càng không muốn cho con đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cho đi lớp thì bị bạn bè trong lớp, các phụ huynh khác kêu la, kỳ thị con mình…

Nhiều bậc phụ huynh khi có con mắc ASD có chung tâm lý chấp nhận và khư khư giữ con ở nhà, “Chỉ mong muốn một điều duy nhất đó là con chăm ngoan và khỏe mạnh, còn việc học tập thì quá xa vời”.

Khi đó, các em có thể trở nên mặc cảm, tự ti và khó tiếp xúc với mọi người xung quanh hơn. Do đó, nhiều người ủng hộ cách cho trẻ học ở trường chuyên biệt với các bạn bè đều là trẻ khuyết tật/trẻ ASD. Thế nhưng, theo các chuyên gia, trẻ ASD vẫn có thể học tập và làm việc như người bình thường nếu được dạy dỗ đúng cách. Nếu được học hòa nhập, trẻ RLPTK sẽ tự tin hơn và có điều kiện học cao hơn.

Nếu gia đình nào không vững tâm lí, không quyết tâm cùng con đi tìm “sự tiến bộ” cho con sẽ dễ dàng bỏ cuộc, và trẻ RLPTK sẽ là người chịu thiệt thòi, trẻ sẽ không được đến trường, được vui chơi cùng các bạn…

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox