Đặc điểm nhận dạng trẻ tự kỷ

Những biểu hiện của trẻ tự kỉ có thể bộc lộ sớm hay muộn tùy thuộc vào mỗi trẻ. Các trẻ mắc hội chứng tự kỉ thường có biểu hiện ở 3 dạng khác nhau:

    • Dạng thứ nhất: Là những trẻ quá ù lì, “ngoan” quá mức. Những trẻ này thường thích hoạt động một mình, chơi một mình, không có biểu hiện quấy khóc, thậm chí không bao giờ khóc đòi ăn. Chính vì vậy, cha mẹ và những người xung quanh thường lầm tưởng rằng trẻ “rất ngoan”. Chỉ sau này khi lớn hơn. Cha mẹ và người thân mới cảm thấy lo lắng vì trẻ không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác cùng độ tuổi và không có biểu hiện tương tác với những người xung quanh. (Wing, 1996).
    • Dạng thứ 2: là những trẻ tỏ ra khó tính quá mức, chúng có thể khóc nhiều giờ vào ban ngày và ban đêm, thường la hét vô cớ hoặc khi có sự thay đổi môi trường sống, cha mẹ và những người thân khác thường gặp rất nhiều khó khăn để có thể dỗ dành trẻ.
    • Dạng thứ 3: là những trẻ không có biểu hiện bất kì khó khăn nào trong những năm đầu tiên, thậm chí vẫn qua các mốc phát triển bình thường giống như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng mọi chuyện đột ngột thay đổi ở giai đoạn 1,5 tuổi trở đi, sự phát triển của trẻ dường như dừng lại và thậm chí kém đi. Có những trẻ đã có thể nói được những cụm từ đơn giản thì đến giai đoạn này hầu như không nói được nữa và từ chối giao tiếp hoàn toàn, trẻ bị mất đi những kĩ năng đã hoạc được như lời nói, hứng thú trong các mối quan hệ xã hội và trẻ dường như rời khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ.

Trẻ tự kỉ khó khăn trong:

    • Tương tác xã hội:khó khăn trong các mối quan hệ liên cá nhân, liên hệ mang tính xã hội

Ví dụ: Trẻ mắc hội chứng Tự kỉ thường thích chơi một mình, tách khỏi những người xung quanh, tỏ ra lãnh đạm, không quan tâm đến người khác, thậm chí cả những người thân trong gia đình.

    • Giao tiếp: Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn ngữ, đặc biệt trong các tình huống giao tiếp.

Ví dụ: trẻ không hiểu ý nghĩa của cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện nét mặt, ngữ điệu, giọng nói và lời nói của người khác

    • Tưởng tượng: trẻ tự kỉ gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển các hoạt động chơi và tưởng tượng. Trẻ chơi với các đồ vật theo một cách rập khuôn, kỳ quặc, chỉ quan tâm đến một vài chi tiết nhất định chứ không hiểu chức năng của đồ vật.
    • Hành động rập khuôn: trẻ tự kỉ thường hay có những biểu hiện rập khuôn, định hình (không thay đổi) trong các hoạt động khác nhau.

Ví dụ: Trẻ chỉ chịu mặc một số quần áo nhất định, chỉ ăn một vài loại thức ăn…Trẻ cũng thường có những hành vi tự kích thích như: lắc lư thân mình, xoay một vật,..rất lâu mà không biết chán.

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004