Con trẻ tự kỷ, cha mẹ chớ hoang mang

Trong quá trình điều trị trẻ tự kỷ, ba mẹ chính là bác sĩ trị liệu tốt nhất. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có con trẻ vướng căn hội chứng này thường rất hoang mang và lo lắng về vai trò của mình.

Một chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu do Project Việt Nam Foundation mời thuyết trình tại BV Nguyễn Tri Phương hôm 5/3 cùng với giáo sư Marc Lerner và tiến sĩ tâm lý học David Monkarsh.

Cha mẹ sẽ giúp những trẻ không may mắc hội chứng tự kỷ sẽ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Với trẻ tự kỷ, cha mẹ chính là người đồng hành và bác sĩ trị liệu tốt nhất.

Thông điệp trên vừa được đưa ra hôm 5/3 bởi giáo sư Marc Lerner thuộc Đại học California Irvine (Hoa Kỳ), tại chương trình “Ba mẹ đồng hành cùng trẻ tự kỷ, yêu thương, hiểu biết, trách nhiệm” do Project Việt Nam Foundation (PVNF), một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận cùng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thực hiện.

“Nhiều phụ huynh đã rơi vào trang thái thất vọng, thậm chí là lo lắng quá mức dẫn tới bi lụy, buông xuôi khi phát hiện con mình mắc hội chứng tự kỷ . Đó là điều vô cùng tai hại, bởi hơn lúc nào hết trẻ bị tự kỷ rất cần đến sự đồng hành của cha mẹ để nâng đỡ, hướng dẫn các bé tập luyện bằng chính tình yêu thương” – giáo sư Marc Lerner chia sẻ.

Chuyên gia hàng đầu thế giới về hội chứng tự kỷ ở trẻ còn khẳng định rằng “sự đầu hàng quá sớm của các bậc phụ huynh sẽ vô tình đẩy trẻ chìm sâu và căn hội chứng tự kỷ, rất khó phục hồi”.

Cũng theo giáo sư Marc Lerner, hội chứng tự kỷ khiến trẻ mắc các khiếm khuyết về giao tiếp như: không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp bằng cử chỉ cơ thể, không chia sẻ các cảm xúc buồn vui. Trẻ nói không rõ tiếng hoặc chỉ nói được một vài từ, không biết cách biểu đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ. Trong cách chơi, trẻ thường chơi theo một mô-típ đơn giản nhất định, lặp đi lặp lại, tự chơi một mình, không thích chơi với bạn bè.

Chuyên gia cũng phân tích rằng ngoài yếu tố di truyền, tác động từ xã hội công nghiệp khiến các bậc cha mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, cô đơn, buồn chán, vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm ăn uống chứa nhiều hóa chất độc hại… đã khiến trẻ mắc hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều hơn.

Vị giáo sư đến từ Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo quan trọng tạo cơ hội hồi phục của trẻ tự kỷ. Theo đó, trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì khoảng 30% có khả năng hồi phục như trẻ bình thường. Nhưng cha mẹ buông xuôi để quá độ tuổi này, việc can thiệp điều trị gặp nhiều khó khăn và cơ hội hồi phục cũng ít hơn rất nhiều.

“Để trở thành bác sĩ trị liệu tốt nhất cho con trẻ, bậc làm cha mẹ cần kiên trì thực hiện phương pháp trị liệu ngôn ngữ, giải quyết chứng rối loạn phát âm ở trẻ, giúp trẻ nói lưu loát, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tự giao tiếp và tương tác với người khác. Từ đó, các bé sẽ ổn định tâm lý và phát triển bình thường về tư duy” – .giáo sư Marc Lerner đưa ra lời khuyên.

Vị giáo sư hàng đầu về hội chứng tự kỷ cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của nỗ lực điều chỉnh hành vi ở trẻ có dấu hiệu tự kỷ của bậc làm cha mẹ. Nếu làm tốt điều này, con trẻ sẽ giảm rất nhiều nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ.

Số liệu được thông tin bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam hồi giữa năm 2015 cho thấy Việt Nam đang có khoảng 200.000 trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Tính ra, cứ 166 trẻ em Việt Nam chào đời lại có 1 trẻ không may mắc hội chứng tự kỷ.

TheoBáo Gia đình & Xã hội

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox