Các nghiên cứu trên thế giới về ASD

Hiện nay, vấn đề trẻ em mắc hội chứng này ngày một gia tăng, nhóm đối tượng này ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, và các nhà nghiên cứu khoa học. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới bản thân đứa trẻ, gia đình và xã hội. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu trên thế giới liên quan đến trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Tâm lí học, Y tế, Công tác xã hội, Giáo dục…

Những nghiên cứu trên thế giới về trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học của một số tác giả:

– Năm 1943, Leo Kanner – Bác sỹ tâm thần người Mỹ – viết “Nghiên cứu lập luận về trẻ tự kỷ” đã mô tả Tự kỷ như sau: thiếu quan hệ tiếp xúc về tình cảm, có những thói quen và hành vi lặp đi lặp lại, không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bất thường rõ rệt, khó khăn trong học tập và hành động chơi giả vờ,… Kanner nhấn mạnh, các triệu chứng của Tự kỷ có thể được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Các nghiên cứu này đã mở ra một hướng mới cho việc chẩn đoán một rối loạn tâm trí sớm. Nghiên cứu của Kanner là một trong những nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh nhất về tự kỷ và cho đến ngày nay vẫn được công nhận.

Những kết luận đó của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm về tự kỷ hiện nay trên thế giới, và nhà khoa học Candland (1993): “Trẻ em với những gì mà hiện nay chúng ta mô tả như chứng tự kỷ có thể đã mô tả trước đây và được gọi là những đứa trẻ hoang dã và Kanner là người đầu tiên mô tả chi tiết về những gì mà ngày nay biểu hiện bằng thuật ngữ rối loạn tự kỷ ở trẻ em”.

– Năm 1967 công trình nghiên cứu của Bruno Bettlheim về sự lạnh lùng của cha mẹ cho rằng: Trẻ bị tự kỷ do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ học cao nên thiên về ứng xử lí trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, không yêu con. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, ôm hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ, không nói đồng thời trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác.

Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Naget đã giới thiệu những kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc kết giao với bạn bè. Muốn giúp cho trẻ tự kỷ giao tiếp, phải tạo môi trường giao tiếp cho trẻ, phải cho trẻ học, chơi với bạn thì mới xuất hiện, nảy sinh nhu cầu giao tiếp. Tác giả giúp cho phụ huynh trẻ tự kỷ biết cách lựa chọn môi trường can thiệp và giáo dục cho trẻ tự kỷ phù hợp để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.

– Tác giả Kak – Hai – Nodich người Đức đã nêu rõ: ngôn ngữ của trẻ có một vai trò quan trọng và quá trình phát triển ngôn ngữ ở từng giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, nhiệm vụ của người lớn là giúp trẻ thâm nhập vào thế giới ngôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ, gừ” ở tuổi sơ sinh đến sử dụng, nắm vững ngôn ngữ thành thạo. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về trí tuệ. Trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ, chưa biết cách giao tiếp, các bậc phụ huynh cần phải bắt đầu công việc can thiệp như: luyện âm, luyện giọng, luyện hơi sau đó đến luyện nói.

– Các tác giả Tara Winterton, David Warden, Rae Pica quan tâm đến vấn đề hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Trẻ đã chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp của trẻ nhỏ như: hoàn cảnh, môi trường, gia đình, cộng đồng. Theo trẻ vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố trên để luyện tập kỹ năng giao tiếp.

– Một số tác giả khác như L.M. Sipisuna, O.V.Dairinxcaia,T.A.Nhicôlôva đặc biệt quan tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ và đã đưa ra phương pháp “cùng – xúc – cảm – trong – tình – huống”. Điều quan trọng ở đây là nhà giáo dục phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để từ đó phân tích phản ứng của trẻ (nghĩa là phân tích tình cảm, ý nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong tình huống cụ thể để tìm biện pháp giáo dục phù hợp.

– Một nhóm tác giả người Anh, Mĩ, Pháp và Úc khác quan tâm tới việc nghiên cứu quản lí hành vi cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non như: Orelove, F.P. (1982), McClannahan, L & Krantz, P. (1999). Ông cho rằng việc quản lý hành vi thì yếu tố môi trường có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và phát triển những hành vi mong muốn. Hơn nữa, nhờ việc tổ chức các hoạt động trong môi trường nhà trường và thông qua những tác động trong các mối quan hệ tương tác mà người giáo viên có thể kiểm soát, điều chỉnh được hành vi của trẻ theo mục đích giáo dục. Ông cũng đã nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hành vi của trẻ rối loạn phổ tự kỷ bằng cách lập các chiến lược quản lý hành vi của trẻ và can thiệp từng bước một.

– Nghiên cứu về vai trò của giao tiếp đối với việc quản lý hành vi là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Hodgon (1995), Bondy & Frost (1994), Mirenda &Santogrossi (1995), Carr (1985), … Các công trình nghiên cứu này cho rằng giao tiếp được xem là điều kiện cơ bản để giảm thiểu những hành vi của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Giao tiếp là một trong các dạng hoạt động của con người vươn tới nhận thức và tự đánh giá bản thân thông qua người khác. Do vậy, việc hình thành và phát triển khả năng giao tiếp thông qua hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh, ngôn ngữ cử chỉ là một trong những biện pháp tốt nhất hạn chế được những hành vi của trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

– Một vài nghiên cứu mới nhất về phương pháp chữa trị cho trẻ tự kỷ là chữa trị dựa trên cách cư xử (behavioral approach) và giáo dục (educational approach). Một ví dụ về cách chữa trị dựa trên cư xử là của bác sỹ/tiến sỹ Aleksandra Djukic, chuyên ngành về thần kinh học dành cho hội chứng Rett (Rett’s Syndrome) tại trường Y Khoa Albert Einstein, New York, USA. Bà nhận thấy rằng 100% trẻ em với hội chứng tự kỷ có cái nhìn rất mạnh, tập trung. Nghiên cứu của bà đã tìm ra rằng trẻ em với hội chứng Rett còn có khả năng dõi mắt nhìn theo những gì mà bé quan tâm, có khả năng phân biệt các dấu hiệu/kích thích khác nhau và “thích” những gì liên quan đến con người hơn là những vật vô tri giác, có khả năng “nhớ” những kích thích thị giác, và có khả năng hiểu những ngôn ngữ giao tiếp đơn giản. Dựa trên đó, bà đã sáng chế ra những thiết bị (cả phần cứng lẫn phần mềm) có tính biểu trẻa cao, giúp cho trẻ em có thể giao tiếp và điều khiển những vật dụng đơn giản thông qua ánh mắt nhìn.

– Phương pháp chữa trị dựa trên phương thức giáo dục rất ấn tượng được chọn để kết thúc cuộc hội thảo là của bác sỹ tâm lý học Daniel Orlievsky, giám đốc viện Phục Hồi Chức Năng Qua Kỹ Năng Viết tại bệnh viện Tâm Thần cho Trẻ Em tại Buenos Aires, Argentina. Theo quan niệm thông thường, người ta cho rằng ngôn ngữ viết đến sau ngôn ngữ nói, chính vì thế, các trẻ em bị rối loạn phát triển thường không được dạy viết vì ngay cả nói các bé còn không làm được mà! Tuy nhiên, viện nghiên cứu của ông đã hoàn toàn thành công trong việc dạy viết cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, và điều kỳ diệu nhất là khi trẻ bắt đầu viết được thì những biểu hiện gắn liền với chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng dần dần biến mất. Các bé không những có khả năng giao tiếp qua bàn phím, mà còn có thể bắt đầu phát âm được những từ đơn giản.

=> Nhìn chung các nghiên cứu của các tác giả đều hướng đến phát triển kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ, đưa ra những môi trường giáo dục nhằm phát triển tốt nhất cho trẻ. Trẻ cần có một môi trường giáo dục đặc biệt, cần được trị liệu với đa dạng các hình thức, tham gia trong một môi trường kích thích giao tiếp để cải thiện các khó khăn và phát triển khả năng của mình.

 

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004