Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tất cả chúng ta đều biết những trẻ không thể ngồi yên, dường như không bao giờ lắng nghe, không tuân theo hướng dẫn cho dù bạn trình bày rõ ràng như thế nào hoặc hay thốt ra những nhận xét không phù hợp vào những thời điểm không thích hợp. Đôi khi những trẻ này bị gán cho là siêu quậy, phá phách, hoặc bị chỉ trích là lười biếng và vô kỷ luật. Nhưng không chú ý, bốc đồng và tăng động cũng là những dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Khi phát hiện trẻ mắc Hội chứng Rối loạn Giảm chú ý (ADHD), chắc có thể bạn cảm thấy bối rối và không biết nó ảnh hưởng như thê nào đến cuộc sống của trẻ cũng như gia đình bạn. Vậy ADHD là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về nó nhé!

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến (tỉ lệ mắc ở trẻ em là 3-6%), xuất hiện ở thời thơ ấu (0 – 12 tuổi), thường là trước 7 tuổi.

ADHD khiến trẻ khó kiềm chế các phản ứng tự phát của mình – những phản ứng có thể liên quan đến mọi thứ, từ cử động, lời nói đến sự chú ý.

Đặc trưng của rối loạn này là sự hấp tấp, hiếu động thái quá (tăng động) đi kèm với việc suy giảm khả năng chú ý, tập trung. ADHD gây ra nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt và xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Thay vì lo lắng, bạn có thể bình tĩnh và dành thời gian để trang bị kiến thức về ADHD, nhất là trong thời gian giãn cách này rất thích hợp để bạn nghiên cứu, tìm hiểu hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến #Thành_Nhân để được tư vấn. Và điều quan trọng là phải đồng hành cùng trẻ ADHD và giúp trẻ tự tin trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004