Rối Loạn Ngôn Ngữ Chậm

Rối loạn phát triển ngôn ngữ (DLD) là một trong những rối loạn phát triển phổ biến, cứ 14 trẻ ở lứa tuổi mầm non thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi DLD
Nguồn tham khảo: Viện Quốc gia về Khiếm thính và Rối loạn Giao tiếp khác (NIDCD), một phần của Viện Khoa học Quốc gia (NIH) tại Mỹ.

1.  Rối loạn phát triển ngôn ngữ (Developmental Language Disorder)

Chẩn đoán một trẻ mắc rối loạn phát triển ngôn ngữ (Developmental Language Disorder – DLD) khi trẻ có biểu hiện gặp khó khăn trong việc nói và/hoặc hiểu ngôn ngữ. DLD hiện là thuật ngữ để chỉ những vấn đề ngôn ngữ này. DLD có thể là một khó khăn “ẩn” và đôi khi bị nhầm lẫn với vấn đề về hành vi hoặc sự chú ý. Đây là một vấn đề khó khăn diễn ra suốt đời có thể ảnh hưởng lớn đến việc kết bạn, học tập ở trường, tìm việc làm và hoà nhập cộng đồng. DLD còn được gọi là suy giảm ngôn ngữ cụ thể, rối loạn phát triển ngôn ngữ chậm hoặc chứng khó phát triển ngôn ngữ. Đây là một trong những chứng rối loạn phát triển phổ biến, cứ 14 trẻ ở lứa tuổi mầm non thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi DLD

2.  Dấu hiệu

Các dấu hiệu được phát hiện trong thời thơ ấu, mặc dù một thiếu niên hoặc người lớn có thể được chẩn đoán mắc DLD. Trẻ mắc DLD mắc một số khó khăn như:

Gặp khó khăn trong việc tìm từ để diễn đạt ý tưởng

Gặp khó khăn trong việc tổ chức câu, có cuộc trò chuyện hoặc kể chuyện

Gặp khó khăn trong việc hiểu các từ, theo dõi hướng dẫn hoặc trả lời câu hỏi

Không nhớ nội dung người khác đã nói

Gặp khó khăn trong việc tập trung

Gặp khó khăn trong việc đọc và viết.

DLD thường xảy ra cùng với các chẩn đoán khác như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và các rối loạn học tập cụ thể khác.

3. Nguyên nhân

DLD không do vấn đề về cấu tạo cơ quan phát âm (dính thắng lưỡi,…), sức khoẻ hoặc thiếu tiếp xúc với ngôn ngữ gây ra. Việc học ngoại ngữ không gây ra DLD. Không có một nguyên nhân duy nhất, nhưng hội chứng này có xu hướng di truyền trong gia đình.

4. Chuẩn Đoán

DLD được chẩn đoán bởi các chuyên gia về giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên gia về bệnh học ngôn ngữ (chuyên gia được đào tạo để đánh giá và can thiệp những người có vấn đề về ngôn ngữ). Trong quá trình đánh giá cho trẻ, có thể sẽ kèm theo các bài kiểm tra về ngôn ngữ, thính giác và thị giác. Thu thập thông tin từ gia đình về quá trình phát triển của trẻ, thu thập thông tin từ người chăm sóc hoặc giáo viên về các hoạt động hàng ngày của trẻ sẽ cơ sở quan trọng để đưa ra nhận định về tình trạng của trẻ. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, hãy đưa trẻ đến trung tâm về giáo dục đặc biệt để được đánh giá và tư vấn. Việc chẩn đoán sớm giúp cải thiện những khó khăn của trẻ và mang lại lợi ích suốt đời đối với trẻ.

5. Phương pháp can thiệp

Các chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tế về giáo dục đặc biệt sẽ cung cấp cho cha mẹ các chiến lược để giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giảm tác động tiêu cực của DLD đến cuộc sống của trẻ.

Nên:

Sử dụng hình ảnh, hành động và biểu diễn để cải thiện hiểu biết của trẻ

Khi giao tiếp với trẻ cần ngồi đối diện để thu hút và lôi kéo sự chú ý của trẻ

Sử dụng từ ngữ đơn giản, hiển ngôn và chờ đợi trẻ trả lời

Sử dụng các chỉ dẫn ngắn, sau đó lặp lại và giải thích.

Trẻ có thể sử dụng các hành động, ví dụ như chỉ hoặc biểu hiện khuôn mặt để hỗ trợ cho giao tiếp bằng lời nói của mình. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc DLD, hãy cho giáo

viên và trường biết. Nếu những người khác hiểu được khó khăn của trẻ và biết cách hỗ trợ trẻ, họ có thể giúp được. Một số trẻ em và thanh niên sẽ cần được hỗ trợ liên tục.

6. Những Điểm Cần Lưu Ý :

Rối loạn phát triển ngôn ngữ không do vấn đề về cấu tạo cơ quan phát âm (dính thắng lưỡi,…), sức khoẻ hoặc thiếu tiếp xúc với ngôn ngữ gây ra.

Nó có thể là một khó khăn “ẩn” vì hành vi, sự chú ý hoặc trình độ học vấn cũng có thể bị ảnh hưởng.

Rối loạn phát triển ngôn ngữ thường được chẩn đoán bởi chuyên gia về giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên gia về bệnh học ngôn ngữ.

Rối loạn phát triển ngôn ngữ nên được phát hiện sớm và can thiệp sớm, như vậy sẽ hạn chế được những khó khăn của trẻ và mang lại lợi ích suốt đời đối với trẻ.

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004