6. Trẻ không ngồi yên / quá hiếu động / tìm kiếm cảm giác liên tục (hệ cảm nhận bản thể)
Hầu hết mọi trẻ đều thích vận động. Nhưng trẻ rối loạn cảm giác có thể vận động liên tục mà không sợ nguy hiểm.
Trẻ có hệ cảm nhận bản thể nhạy cảm có thể:
- Quá nhạy cảm với các chuyển động;
- Không chơi các trò chuển động nhanh và xích đu;
- Dễ bị say xe;
- Chậm chạp và ù lì;
- Thích những hoạt động tĩnh hơn vận động;
- Thích lắc lư người để bình tĩnh hơn; …
- Thích hoạt động liên tục, hay bồn chồn, luôn ngọ nguậy, quay vòng tròn, nhảy, trèo;
- Thích những vận động mạnh;
- Thích những chuyển động nhanh;
- Có thể quay vòng tròn mà không chóng mặt;
- Cần vận động liên tục và di chuyển khắp phòng;
- Khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ; …
7. Nhạy cảm với âm thanh (thính giác)
Trong một thế giới ồn ào, trẻ nhỏ thường tỏ ra sợ hãi một vài âm thanh nào đó, nhưng đối với trẻ rối loạn cảm giác (thậm chí ngay cả với một vài trẻ bình thường) thì trẻ có thể bị quá tải bởi âm thanh. Với chúng ta, việc ngồi xem một trận bóng hay quây quần bên bàn ăn là hoàn toàn bình thường, nhưng đối với trẻ rối loạn cảm giác thì bất kì chỗ ồn ào nào đều có thể tác động lớn đến trẻ.
Trẻ có thính giác nhạy cảm có thể:
- Dễ bị phân tán bởi tiếng ồn;
- Tự tạo ra tiếng ồn để lấn át những âm thanh xung quanh;
- Không thích những thiết bị ồn ào (như máy hút bụi, máy xay sinh tố, thâm chí là tiếng hoạt động của máy lạnh);
- Chạy trốn khi đến những nơi ồn ào;
- Tỏ ra sợ hãi hoặc phản ứng quá mức với những âm thanh to, bất ngờ, tiếng rơi mạnh hay tiếng cọ xát của kim loại;
- Có khả năng nghe những âm thanh nhỏ mà người bình thường không nghe được;
- Thích mọi người im lặng, không nói chuyện, không hát;
- Chạy đi, khóc hoặc bịt tai khi nghe những âm thanh to hoặc không thoải mái; …
Trẻ có thính giác trơ lì có thể:
- Luôn tìm kiếm âm thanh hoặc những tiếng ồn nhất định;
- Tự tạo ra tiếng ồn để thỏa mãn thính giác;
- Không phản ứng với dấu hiệu bằng lời (ngay cả khi được gọi tên);
- Thích chương trình ca nhạc hoặc chương trình tivi ồn ào;
- Dường như không chú ý đến những âm thnah nhất định;
- Không thể chỉ được nơi phát ra âm thanh;
- Không hiểu hoặc không nhớ những gì người khác đã nói;
- Thường xuyên hỏi lại “cái gì?”;
- Liên tục lẩm bẩm trong miệng khi thực hiện công việc;
- Ít bi bô khi còn nhỏ; …
8. Thiếu hợp tác / vụng về (vận động thô)
Trong các cuộc đua về vận động thô của trẻ, ngoại trừ một vài trẻ dường như đã là vận động viên bẩm sinh, còn lại hầu hết trẻ khác đều ở chặng giữa của đường đua. Tuy nhiên, đối với trẻ rối loạn cảm giác thì khó có thể giành phần thắng trong cuộc đua.
Trẻ rối loạn vận động có thể:
- Khó khăn trong việc lập kế hoạch vận động;
- Khả năng phối hợp vận động kém;
- Di chuyển ngượng nghịu hoặc tỏ ra vụng về;
- Chậm biết bò, đi, chạy, leo cầu thang hoặc bắt bóng;
- Tăng hoặc giảm trương lực cơ;
- Khó khăn trong việc học/làm theo các bài tập thể dục hay các vũ điệu; …
9. Khó khăn khi viết (vận động tinh)
Trẻ sinh ra chưa có kĩ năng vận động tinh – kĩ năng này phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, trẻ rối loạn cảm giác thì cần có sự hỗ trợ rất nhiều để có thể thực hiện được những vận động tinh đòi hỏi sự khéo léo.
Trẻ bị rối loạn cảm giác về vận động tinh có thể:
- Khó khăn trong viết;
- Khó viết thành chữ có thể đọc được;
- Gãy đầu bút chì liên tục;
- Khó khăn trong việc cài cúc, cài khóa hoặc xâu hạt;
- Rơi đồ liên tục;
- Khó tự mặc đồ hoặc xúc ăn;
- Cầm nắm đồ một cách ngượng nghịu;
- Châm trễ trong nhiều kĩ năng (như tô màu, cắt dán, …).
10. Không thoải mái trong giao tiếp xã hội (kĩ năng xã hội)
Hầu hết mọi người đều muốn được giao tiếp, kết bạn và hòa nhập vào các nhóm. Tuy nhiên, đối với một số người thì kĩ năng xã hội có vẻ tự nhiên hơn những người khác. Trong khi những trẻ rối loạn cảm giác có thể thích ở một mình, nhưng nếu được hướng dẫn và dạy theo cách phù hợp thì trẻ có thể hiểu được lợi ích của kết bạn và trở thành bạn của người khác.
Trẻ rối loạn cảm giác có thể:
- Tránh đám đông và chỗ ồn ào;
- Thấy khó khăn trong việc kết bạn;
- Thường ngồi một mình;
- Sợ đám đông và tránh ngồi gần người khác;
- Vụng về trong giao tiếp xã hội;
- Không thoải mái hoặc phản ứng quá khích khi ở trong nhóm; …
MƯỜI VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN CỦA TRẺ RỐI LOẠN CẢM GIÁC (P1) tại đây
Bài viết liên quan