Mười vấn đề phổ biến của trẻ rối loạn cảm giác (p1)

1. Không muốn chạm vào những thứ dính, bẩn, ẩm ướt (hệ xúc giác)

Hầu hết trẻ đều hiểu rõ những thứ trẻ thích và không thích chạm vào. Nhiều trẻ thích chạm vào chú mèo lông xù. Trong khi nhiều trẻ thích thọc tay vào trái bí để lấy ra hạt bí dính dính. Còn một số trẻ lại tỏ ra bình thường khi chjam phải gai của hoa hồng.

Nhưng đối với trẻ rối loạn cảm giác thì đó không đơn giản chỉ là sở thích. Đó là một mối bận tâm, thậm chí đó là một sự ép buộc để cảm nhận hoặc tránh né.




Trẻ có hệ xúc giác nhạy cảm (phản ứng quá mức) có thể:


  • Tránh hoặc khó chịu với những đụng chạm nhẹ;
  • Khó chịu với một số loại vải, chất liệu nhất định;
  • Tránh tiếp xúc hoặc khó chịu với những thứ dính, bẩn;
  • Ghét những tiếp xúc da thông thường (như vuốt ve, ôm, thơm, thậm chí lau chùi sau khi đi vệ sinh);
  • Vô cùng sợ hãi nếu bị vết cắt nhỏ hoặc bị đau;
  • Thích nằm dưới tấm nệm hoặc chăn dày; …


Trẻ có hệ xúc giác trơ lì (ít phản ứng) có thể:


  • Thích chạm vào người khác (ngay cả những tình huống không phù hợp);
  • Thích chạm vào tất cả các chất liệu, đặc biệt những thứ dính, bẩn;
  • Thích những hoạt động hay trò chơi cảm giác mạnh;
  • Thích nằm dưới nệm hoặc chăn dày (giống trẻ có xúc giác nhạy cảm);
  • Có ngưỡng chịu đau thấp hoặc cao một cách bất thường; …


2. Dễ mất tập trung (thị giác)

Trẻ em có xu hướng để ý đến những thứ mà người lớn ít quan tâm. Đó chính là đặc điểm thú vị của trẻ. Tuy nhiên, trẻ rối loạn thị giác thường bị tác động quá mức (quá cuốn hút hoặc quá khó chịu) với ánh điện sáng, đồ lấp lánh hay quay tròn ở xung quanh.




Trẻ có thị giác nhạy cảm có thể:


  • Khó chịu với anh điện sáng hoặc những thứ sặc sỡ;
  • Khó chịu với những họa tiết trang trí được lặp đi lặp lại;
  • Khó khăn trong việc đọc những tài liệu có màu sắc tương phản cao (như chữ đen trên nền giấy trắng);
  • Hay liếc mắt, nháy mắt, dụi mắt liên tục; …


Trẻ có thị giác trơ lì có thể:


  • Tìm kiếm các kích thích thị giác;
  • Có mối quan tâm lớn tới ánh đèn;
  • Nhìn chằm chằm vào đồ vật đặc biệt là những vật chuyển động;
  • Thích thú nhìn gương hay những đồ vật lấp lánh; …


3. Có vấn đề về thăng bằng (hệ tiền đình)

Mọi trẻ đều phải học kĩ năng giữ thăng bằng. Có một số trẻ mất nhiều thời gian hơn để học kĩ năng này. Trong khi đó, một vài trẻ lại dường như có khả năng bẩm sinh về leo trèo, chơi bập bênh hoặc các trò đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng. Dưới đây là những dấu hiệu của trẻ rối loạn cảm giác liên quan đến khả năng thăng bằng.Trẻ giữ thăng bằng




Trẻ có hệ thăng bằng nhạy cảm có thể:


  • Sợ bị ngã;
  • Luôn trong trặng thái gần như mất trọng lượng;
  • Tránh đặt cả bàn chân xuống đất;
  • Giữ thăng bằng kém, thường xuyên bị ngã; …



Trẻ có hệ thăng bằng ít nhạy cảm có thể:


  • Không biết mình bị ngã;
  • Quay tròn liên tục mà không bị chóng mặt; …


4. Kén chọn thức ăn / khó ăn (vị giác)

Trẻ bị rối loạn vị giác có thể sẽ quá nhạy cảm hoặc ít cảm giác với các vị và món đồ cho vào miệng.




Trẻ có vị giác nhạy cảm có thể:


  • Sợ đánh răng;
  • Rất kèn ăn (ví dụ: chỉ có thể ăn trứng, sữa và bánh);
  • Gặp những vấn đề về nhai, nuốt và vận động cơ miệng;
  • Chậm trễ trong ngôn ngữ / lời nói;
  • Thích ăn cùng một thực đơn hàng ngày; …


Trẻ có vị giác trơ lì có thể:


  • Liên tục tìm kiếm những kích thích vị giác;
  • Thích ăn những đồ ăn có vị đậm (như thức ăn nhiều gia vị, chanh, giấm, ớt, …);
  • Gặm hoặc nhai đồ vật (như bút chì, tay áo, cổ áo, …);
  • Thích ăn đồ vật cứng (như đá, đồ chiên giòn, …); …


5. Không thể chịu đựng được một số mùi nhất định (khứu giác)

Ai trong chúng ta thích ngửi mùi xăng khi dừng lại ở trạm bơm xăng? Hay có người thích ngửi mùi tỏi phi trong chảo? Mỗi người trong chúng ta đều có những mùi thích và không thích. Nhưng những cảm giác đơn giản này lại có thể tác động nhiều lên trẻ rối loạn cảm giác gấp mười lần so với người bình thường.




Trẻ có khứu giác quá nhạy cảm có thể:


  • Sợ hãi hay nôn mửa khi ngửi mùi;
  • Ngửi thấy những mùi mà người bình thường không ngửi thấy;
  • Dễ bị kích động và bùng nổ bởi mùi; …


Trẻ có khứu giác trơ lì có thể:


  • Luôn ngửi mọi thứ xung quanh;
  • Thích ngửi những mùi có chịu (như phân hoặc chất thải);

MƯỜI VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN CỦA TRẺ RỐI LOẠN CẢM GIÁC (P2) tại đây

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004