Những kĩ năng học đường trẻ cần có khi vào lớp một

Kĩ năng học đường là những kĩ năng học sinh sử dụng tại môi trường lớp học, trường học nhằm thích ứng với cuộc sống sinh hoạt ở trường tiểu học..

Kĩ năng học đường là những kĩ năng học sinh sử dụng tại môi trường lớp học, trường học nhằm thích ứng với cuộc sống sinh hoạt ở trường tiểu học..

Kĩ năng tự phục vụ ở trường: là những kĩ năng giúp trẻ tự chăm sóc bản thân khi trẻ tham gia học tập tại trường, trong các lĩnh vực như ăn uống, mặc, đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh các nhân.

Tự ăn cơm cũng các bạn: ngồi xúc ăn cơm và ăn không rơi vãi trong giờ ăn trưa, không đi lại, chạy nhảy trong giờ ăn trưa.

Lấy nước và uống nước: tự lấy nước uống ở nơi quy định.

Đi giày dép: biết tự cởi/đi giày dép và để đúng nơi quy định trong các hoạt động ở trường.

Đi vệ sinh: biết kéo quần lên/xuống để đi tiểu tiện/đại tiện ở trường, biết xả nước, dội nước sau khi đi vệ sinh.

Đội mũ: biết lấy mũ, đội mũ, cất mũ đúng vị trí.

Mặc/cởi áo: cài/cởi cúc áo, kéo lên/xuống, biết mặc thêm áo khi trời lạnh, cởi áo ra khi trời nóng.

Giữ gìn thân thể sạch sẽ: không nghích bẩn, không để thức ăn/đất cát, … dây bẩn lên người.

Kĩ năng sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập, đồ dùng trường lớp: thể hiện ở hành vi trẻ biết sử dụng đúng chức năng của đồ dùng và biết giữ gìn đồ dùng, không cố ý làm hỏng đồ dùng.

Chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đi học: biết lấy sách, vở, bút, thước, gôm cho vào hộp bút, vào cặp chuẩn bị cho buổi học.

Cất gọn đồ dùng sau khi sử dụng: cất đồ dùng học tập vào hộp bút/vào cặp sau khi dùng xong.

Sử dụng đồ dùng học tập (sách, vở, bút, thước, bảng, kéo, …): biết giở sách/vở đúng yêu cầu, biết giơ/hạ bảng, biết dùng kéo cắt giấy.

Giữ gìn đồ dùng học tập: sau khi dùng xong biết cất đúng chỗ, không đặp phá hay bẻ gãy đồ dùng.

Giữ gìn đồ dùng trường lớp: không vẽ bậy lên bàn ghế, …

Sử dụng đồ dùng ở trường: sử dụng được tủ đồ dùng, vòi nước, khu vực vệ sinh.

Giặt giẻ và lau bảng lớp: giặt sạch giẻ lau bảng và lau sạch bảng lớp.

Kĩ năng chấp hành nội quy, quy định của trường lớp: thể hiện ở hành vi trẻ biết tuân theo các nội quy, quy định ở trường, ở lớp.

Xếp hàng vào lớp: thực hiện xếp theo hàng dọc khi vào lớp, theo hiệu lệnh “nghỉ, nghiêm, đằng trước thẳng, đi vào lớp” của giáo viên/lớp trưởng.

Mặc đồng phục gọn gàng: đi học mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không mặc quần áo ở nhà.

Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định: nhận biết biểu tượng WC, biết đi vệ sinh ở đúng khu vực WC và vứt rác vào thùng rác.

Đi học đúng giờ: đến lớp trước giờ vào học.

Ngồi đúng tư thế và không tự do di chuyển khỏi chỗ: ngồi thẳng lưng, tay khoanh trên bàn, lòng bàn chân để song song với mặt đất và không ra khỏi chỗ.

Ngồi đúng vị trí: ngồi đúng vị trí được quy định.

Giơ tay khi có ý kiến: giơ tay đúng tư thế khi có ý kiến xây dựng bài hoặc bày tỏ nhu cầu.

Đứng lên khi trả lời và ngồi xuống khi trả lời xong: đứng thẳng người, không lắc lư người, trả lời hết câu hỏi biết ngồi xuống.

Không nói tự do/Giữ im lặng: giữ im lặng khi giáo viên giảng bài, không nói tự do khi giáo viên chưa cho phép.

Chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài: theo dõi giáo viên giảng bài.

Hoàn thành bài tập được giao ở lớp: thực hiện bài tập khi giáo viên giao bài, khi hoàn thành biết nộp cho giáo viên.

Kĩ năng tương tác với thầy cô, bạn bè: thể hiện ở hành vi tương tác hai chiều giữa trẻ với bạn hoặc với giáo viên.

Chào hỏi: nói lời chào với tất cả mọi người khi con gặp (cô giáo, thầy giáo, bác lao công, bác bảo vệ, bạn bè, …)

Nói trước tập thể: tự tin, mạnh dạn đứng trả lời câu hỏi trước cả lớp.

Hợp tác với bạn trong lớp: thực hiện được các yêu cầu theo nhóm như đọc nhóm đôi, đọc theo dạy, đọc đồng thanh, …

Mượn đồ dùng của bạn và biết trả lại: biết nói lời mượn và cảm ơn, dùng xong biết trả lại.

Thực hiện các hiệu lệnh của giáo viên: đọc đồng thanh, giơ bảng, hạ bảng, lấy, cất đồ dùng học tập, …

Tìm sự giúp đỡ của giáo viên khi có nhu cầu: nói câu “Cô ơi, giúp con …” khi muốn cô giúp đỡ, hướng dẫn làm bài.

Xin phép giáo viên để ra/vào lớp: nói câu “Con xin phép cô …”

Làm quen với bạn: biết tự giới thiệu bản thân, chào hỏi bạn về tên, tuổi, lớp học, gia đình khi được hỗ trợ.

Chơi cùng bạn: chơi đoàn kết cùng bạn trong một số trò chơi tập thể trong lớp hoặc giờ ra chơi.

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004