Tổng hợp các phương pháp trị liệu

Phương pháp ABA – Phương pháp dành cho trẻ tự kỷ

Tác giả: Tiến Sĩ Ivar Lovaas

Phương pháp ABA là một phương pháp trị liệu được sử dụng phổ biến khắp các trường học và được các nhà trị liệu áp dụng thường xuyên khắp nước Mỹ từ 1980. ABA (Applied Behavioral Analysis) – Phương pháp phân tích hàng vi ứng dụng – tập trung vào các hành vi.

Cơ sở của phương pháp này là các hành vi củng cố, hành vi co điều kiện của Tiến sĩ Skinner và Pavlov (1950). ABA tiếp cận đối tượng qua các hành vi, thông qua các hành vi phản hồi, nhà trị liệu có thể phân tích và thiết kế hoạt động thay thế tích cực.

Nội dung của phương pháp ABA: nhà trị liệu sẽ đưa ra các nhiệm vụ cho trẻ tham gia. Mỗi nhiệm vụ cần đứa trẻ có hành động cụ thể và phản hồi từ nhà trị liệu. Các nhiệm vụ được chia nhỏ thành nhiều hoạt động hoặc nhiều lần thực hiện. Hoàn thành nhiệm vụ tốt – hành vi cần phát huy – trẻ sẽ được thưởng. Hành vi không phù hợp sẽ bị bỏ qua hoặc phạt. Mục đích là để củng cố các hành vi nên và loại bỏ các hành vi không nên của trẻ, giáo dục hành vi cho trẻ. Nhà trị liệu liên tục theo dõi, quan sát, ghi nhận hành vi của trẻ để có chiến lược điều chỉnh, giáo dục phù hợp.

Áp dụng phương pháp ABA: trong trị liệu cho trẻ tự kỷ, dạy kỹ năng, dạy tương tác xã hội…

 

Phương pháp TEACCH là gì?

Phương pháp TEACCH là viết tắt của Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children. Được phát triển bởi rất nhiều nhà tâm lý, bác sĩ, nhà trị liệu,… Tuy nhiên được biết đến nhiều hơn cả là Eric Schopler – người mở đầu cho nghiên cứu phương pháp. Phương pháp này đã và đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong các chương trình dành cho trẻ tự kỷ.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm giáo dục, hướng dẫn trẻ tự kỷ sống tự lập, hoà nhập khi trường thành. Giúp trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

 

Thực hiện phương pháp TEACCH

Trẻ tự kỷ được dạy các kỹ năng hàng ngày qua các bài tập tình huống. các bài tập này có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Các hoạt động được tổ chức có hệ thống, cụ thể, thông qua đó, trẻ tự kỷ có thể hiểu được ý nghĩa của mọi vật/hiện tượng/hoạt động xung quanh mình. Cứ mỗi hoạt động, trẻ được hướng dẫn bằng lời, bằng hình ảnh mô tả, hay làm mẫu. TEACCH chú trọng vào khả năng thính giác, thị giác, xúc giác của trẻ để trẻ nhanh nắm bắt vấn đề hơn, vượt qua được hạn chế giao tiếp của trẻ.

Hoạt động TEACCH giúp xoá bỏ dần các “hành vi tự kỷ”, khuyến khích bằng các hành vi tích cực của trẻ. TEACCH rèn luyện cho trẻ khả năng độc lập, tự quản, thích nghi, cải thiện kỹ năng xã hội rất tốt.

 

Lợi ích mang lại của phương pháp TEACCH

 

  • Giáo cụ hình ảnh sinh động, đơn giản hoá việc ghi nhận thông tin của trẻ.
  • Thu hút sự tập trung vào công việc, giảm các căng thẳng
  • Trẻ rèn luyện được khả năng ngôn ngữ
  • Phát triển các kỹ năng xã hội
  • Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực

Phương pháp TEACCH giúp ích rất nhiều cho trẻ tự kỷ trong việc cải thiện hình trạng và hành vi. Tuy nhiên nó chưa phải là phương pháp hoàn hảo, một số hạn chế TEACCH mắc phải đó là quá cấu trúc và khiền trẻ duy trình thói quen làm việc một hình, dẫn đến khó hoà nhập hơn theo một số khía cạnh.

Phương pháp PECS

Các trẻ tự kỷ thường có xu hướng không thích giao tiếp và luôn cảm thấy không cần phải giao tiếp với người xung quanh, chúng từ chối giao tiếp với tất cả mọi người. Do đó, khả năng ngôn ngữ không được rèn luyện nên trẻ thường thiếu ngôn ngữ. Phương pháp PECS – Picture Exchange Communication System  – Hệ thống giao tiếp trao đổi qua hình ảnh – chính là phương pháp nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ thông qua hình ảnh, là công cụ rất hiệu quả trong việc trị liệu – giáo dục trẻ tự kỷ.

 

Phương pháp PECS – Giáo dục trẻ tự kỷ bằng hình ảnh là gì?

Với phương pháp PECS, nhà trị liệu tổ chức các trò chơi ưa thích của trẻ, và giao tiếp với trẻ bằng hình các thẻ hình ảnh. Những phần ngôn ngữ, từ vựng mà trẻ bị thiếu, hạn chế sẽ được trẻ sử dụng hình ảnh để truyền đạt. Sau đó, nhà trị liệu sẽ có bước trị liệu tiếp theo là đưa ra nhiều hành động, trẻ sẽ dùng thẻ kèm theo từ ngữ mô tả để phản hồi lại nhà trị liệu.

Phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ bằng hình ảnh (Hệ thống trao đổi hình ảnh) đã được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc cải thiện ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ tự kỷ, cải thiện tình trạnh của trẻ, hình thành ngôn ngữ cho trẻ.

Giáo cụ trong phương pháp PECS

Là các thẻ tranh theo chủ đề gần gũi với trẻ (trái cây, xe cộ, thời tiết,…) . Mỗi thẻ gồm hình ảnh và từ khoá (từ vựng, tên của sự vật trong hình). Với các thẻ hình này trẻ có thể hiểu và ghi nhớ sự vật hiện tượng rất nhanh và chính xác, ngay cả các khái niệm trừu tượng cũng trở nên dễ dàng hơn với trẻ.

Ưu điểm của phương pháp PECS

 

  • Đơn giản, dễ dàng thực hiện, dễ hiểu
  • Trẻ được khuyến khích giao tiếp tự nhiên
  • Giáo cụ, đồ dùng học tập chi phí thấp. Ngoài ra có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nhau
  • Trẻ có thể giao tiếp với tất cả mọi người dễ dàng hơn với các thẻ hình ảnh

Nhược điểm

Vẫn đề về nhược điểm của phương pháp này đang còn có nhiều tranh luận. Một số cho rằng phương pháp này sử dụng thẻ hình chủ đề nên chỉ khuyến khích các giao tiếp chọn lọc, lựa chọn và hạn chế bởi số thẻ hình. PECS không khuyến khích được các giao tiếp tự nhiên khác của trẻ.

Nhìn chung, phương pháp PECS – Giáo dục trẻ tự kỷ bằng hình ảnh này vẫn khá hiệu quả trong giáo dục trẻ tự kỷ, cải thiện nhanh và hình thành ngôn ngữ của trẻ tự kỷ. Phương pháp này có thể áp dụng ngay tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo để dạy con trong chương trình can thiệp sớm.

Bài viết liên quan

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004