Phương pháp trị liệu TEACCH

Phương pháp TEACCH là gì?

Phương pháp TEACCH là viết tắt của Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children. Được phát triển bởi rất nhiều nhà tâm lý, bác sĩ, nhà trị liệu,… Tuy nhiên được biết đến nhiều hơn cả là Eric Schopler – người mở đầu cho nghiên cứu phương pháp. Phương pháp này đã và đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong các chương trình dành cho trẻ tự kỷ.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm giáo dục, hướng dẫn trẻ tự kỷ sống tự lập, hoà nhập khi trường thành. Giúp trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Thực hiện phương pháp TEACCH

Trẻ tự kỷ được dạy các kỹ năng hàng ngày qua các bài tập tình huống. các bài tập này có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Các hoạt động được tổ chức có hệ thống, cụ thể, thông qua đó, trẻ tự kỷ có thể hiểu được ý nghĩa của mọi vật/hiện tượng/hoạt động xung quanh mình. Cứ mỗi hoạt động, trẻ được hướng dẫn bằng lời, bằng hình ảnh mô tả, hay làm mẫu. TEACCH chú trọng vào khả năng thính giác, thị giác, xúc giác của trẻ để trẻ nhanh nắm bắt vấn đề hơn, vượt qua được hạn chế giao tiếp của trẻ.

Hoạt động TEACCH giúp xoá bỏ dần các “hành vi tự kỷ”, khuyến khích bằng các hành vi tích cực của trẻ. TEACCH rèn luyện cho trẻ khả năng độc lập, tự quản, thích nghi, cải thiện kỹ năng xã hội rất tốt.

Lợi ích mang lại của phương pháp TEACCH

  • Giáo cụ hình ảnh sinh động, đơn giản hoá việc ghi nhận thông tin của trẻ.
  • Thu hút sự tập trung vào công việc, giảm các căng thẳng
  • Trẻ rèn luyện được khả năng ngôn ngữ
  • Phát triển các kỹ năng xã hội
  • Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực

Phương pháp TEACCH giúp ích rất nhiều cho trẻ tự kỷ trong việc cải thiện hình trạng và hành vi. Tuy nhiên nó chưa phải là phương pháp hoàn hảo, một số hạn chế TEACCH mắc phải đó là quá cấu trúc và khiền trẻ duy trình thói quen làm việc một hình, dẫn đến khó hoà nhập hơn theo một số khía cạnh.

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004