Để phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ tiểu học ba mẹ cần làm gì?

Tiểu học là giai đoạn mà trẻ đã có những thay đổi trong nhận thức cũng như thể hiện tình cảm, cảm xúc. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm, thấu hiểu và biết cách dạy con để trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Nếu bố mẹ chưa biết bắt đầu như thế nào có thể tham khảo sẻ sau đây:

1. Phát triển tính cá nhân và xã hội

Phát triển tính cá nhân chính là giúp trẻ nhận thức được bản thân mình là ai và mình có thể làm được những gì để tự phục vụ mình mà không phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác.

Phát triển kỹ năng xã hội là giúp trẻ hiểu bản thân mình trong mối quan hệ với những người xung quanh. Điều này thể hiện ở cách con kết bạn cũng như hiểu được quy tắc xã hội và các ứng xử với mọi người xung quanh.

1.1. Tò mò khám phá

Bất kỳ một đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học nào cũng tò mò về mọi thứ xung quanh, thậm chí ba mẹ sẽ phải sẵn sàng để đối mặt với “1000 câu hỏi vì sao” rất ngẫu hứng của trẻ. Thế nhưng, sự tò mò này lại là điều cực kỳ hữu ích để nuôi dưỡng hứng thú học hỏi, khám phá, kích thích sự phát triển trí tuệ và tinh thần ở trẻ.

Vì thế, cách dạy trẻ ở độ tuổi tiểu học quan trọng nhất của phụ huynh là cần phải biết kích thích sự tò mò khám phá của trẻ, hướng đến mục tiêu cụ thể như:

– Giúp trẻ thể hiện được sự tò mò, ham học hỏi phù hợp với lứa tuổi.

– Kiên trì tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc của mình và sẵn sàng yêu cầu giúp đỡ nếu cần.

– Trẻ thể hiện tích cách dễ chịu và hợp tác.

1.2. Tự kiểm soát

Tự kiểm soát bản thân là điều rất quan trọng và cần được dạy cho trẻ từ nhỏ. Giai đoạn tiểu học, trẻ sẽ có những suy nghĩ riêng nên có thể sẽ hơi bướng bỉnh, nghịch ngợm và biết đòi hỏi. Nếu trẻ không biết kiểm soát bản thân thì sẽ dẫn đến những phản ứng, hành động tiêu cực khiến bố mẹ bực tức và nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy của trẻ về sau. Do đó, ba mẹ nên nhớ là giúp trẻ học cách tự kiểm soát bản thân:

– Tuân thủ những quy tắc và thói quen đặt ra.

– Quản lý quá trình chuyển đổi (chuyển từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo)

– Thể hiện mức độ hoạt động bình thường.

1.3. Tương tác với những người xung quanh

Trẻ tương tác tốt với những người xung quanh là cách để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, giúp con tự tin hơn khi bước ra thế giới bên ngoài. Để trẻ tiểu học tương tác với mọi người là ba mẹ nên khuyến khích trẻ:

– Tương tác với một hoặc nhiều bạn bè.

– Tương tác với những người lớn trong mối quan hệ quen thuộc.

– Tham gia các hoạt động nhóm.

– Chơi hòa đồng với mọi người.

– Biết chia sẻ.

– Dọn dẹp sau khi chơi.

1.4. Giải quyết xung đột

Khả năng kiềm chế của trẻ nhỏ còn kém nên rất dễ xảy ra xung đột với bạn bè, dễ gặp nhất là việc tranh giành đồ chơi, đồ ăn, … Nhiều trường hợp, ba mẹ sẽ đứng ra giải quyết những xung đột nói trên. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy bất công và có sự thiên vị. Vì thế, cách tốt nhất là ba mẹ cần bình tĩnh và sáng suốt dạy con cách ứng xử phù hợp để giải quyết xung đột, chẳng hạn như:

– Chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết để giải quyết xung đột.

– Nên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết xung đột và tuyệt đối không được dùng vũ lực.

2. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết

Kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết là rất quan trọng để giúp trẻ định hình và phát triển tư duy, đạo đức, giúp trẻ giao tiếp, kết nối với mọi người và là nền tảng giáo dục cho trẻ ở những giai đoạn sau. Bắt đầu từ 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển mạnh. Do đó, cách dạy trẻ cần tập trung vào 4 kỹ năng sau:

2.1. Nghe

– Dạy trẻ chăm chú lắng nghe cuộc trò chuyện để hình thành thói quen cũng như thái độ nghe của trẻ.

– Yêu cầu trẻ làm theo hướng dẫn để chắc chắn trẻ đã nghe được những gì.

2.2. Nói

– Nói rõ ràng, dễ hiểu mà không cần đến manh mối theo ngữ cảnh.

– Trẻ có thể tự xâu chuỗi các sự kiện trong một cuộc trò chuyện bằng miệng.

2.3 Đọc

– Lắng nghe những câu chuyện một cách thích thú.

– Thể hiện sự quan tâm các hoạt hoạt động liên quan đến đọc như cầm sách đúng cách, lật mở trang sách từ trái qua, …

– Kể lại thông tin từ một câu chuyện nào đó mà trẻ đã được nghe trước đó.

2.4. Học bảng chữ cái

– Đọc thuộc lòng bảng chữ cái hoặc thuộc những bài hát về bảng chữ cái.

– Nhận biết được bảng chữ cái.

– Xác định được các chữ cái viết hoa.

– Xác định được các chữ cái viết thường.

– Khớp các chữ cái viết hoa và viết thường với nhau.

Bài viết liên quan

Tự Kỷ (ASD)

Asperger (AS)

Rối Loạn Ngôn Ngữ, Chậm Nói

Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD)

Khó Khăn Về Học

Rối Loạn Cảm Giác

Dinh Dưỡng

Lớp Một

Thể Dục Thể Thao

Khác

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004