Cách thức làm việc với phụ huynh của trẻ có khó khăn về học

Thứ nhất, một trong những cách để giáo viên có thể giúp phụ huynh của trẻ có KKVH là cung cấp cho họ những thông tin và các nguồn lực có thể hỗ trợ trẻ.

Thứ hai, khuyến khích sự tham gia của phụ huynh trong việc giáo dục, quản lý, kết hợp cùng giáo viên và nhà trường:

+ Giáo viên thảo luận với phụ huynh về việc lựa chọn và sử dụng các chiến lược quản lí hành vi của trẻ.

+ Giải thích với phụ huynh về các chiến lược quản lí hành vi mà giáo viên sử dụng trong lớp học nhằm hỗ trợ trẻ tuân thủ nội quy và học tập hiệu quả.

+ Giáo viên và phụ huynh có thể trao đổi thông qua Sổ liên lạc/Sổ ghi chép hằng ngày của trẻ.

+ Cung cấp cho phụ huynh những cách thức để phụ huynh có thể hỗ trợ con hoàn thành bài tập về nhà.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho giáo viên để giáo viên có thể giao tiếp, kết nối với phụ huynh của trẻ một cách hiệu quả:

1. Hãy tích cực

Giáo viên cần phải thường xuyên trao đổi, thông báo về các vấn đề của trẻ với phụ huynh. Giáo viên cần nhớ rằng, mỗi trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Đây là điều cần lưu ý khi giáo viên truyền đạt thông tin đến phụ huynh. Bên cạnh việc thông báo điểm yếu, giáo viên cần đảm bảo gửi về nhà của trẻ cả những mặt tốt, tích cực ở trẻ.

Ví dụ: Giáo viên có thể nói với phụ huynh: “T đã hoàn thành hết bài tập trên lớp hôm thứ 4 mà không cần nhắc nhở!”, đó là một “phần thưởng” với phụ huynh của trẻ.

Phụ huynh và trẻ đều cần những phần thưởng. Phụ huynh của trẻ có KKVH cần các cơ hội để tương tác tích cực với con của mình. Những tin tốt mặc dù có thể rất đơn giản như “L là một trẻ biết giúp đỡ mọi người trong lớp” nhưng có thể giúp giáo viên được phụ huynh của trẻ tín nhiệm khi báo cáo vấn đề của trẻ. Từ cách thức thông bảo như vậy, phụ huynh có thể thấy là giáo viên không chỉ tập trung vào các hành vi có vấn đề mà còn tập trung vào các mặt tích cực của trẻ.

2. Hãy cụ thể

Giáo viên cung cấp cho phụ huynh thông tin cụ thể về các hành vi tích cực và tiêu cực của trẻ.

Ví dụ: Thay vì thông báo “M lại cư xử không đúng” thì hãy thông báo “M không làm theo các hướng dẫn. Điều này sẽ giúp cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích. Tương tự như vậy, thay vì nói “K đánh vần tốt” thì giáo viên hãy nói với cha mẹ của trẻ cụ thể là: “K được 8/10 điểm bài kiểm tra về đánh vần vào cuối tuần. K đã học rất chăm chỉ”.

3. Hãy đúng thời điểm

Giáo viên thông báo cho phụ huynh biết ngay lập tức nếu hành vi của trẻ bắt đầu trở thành một vấn đề và cần sự can thiệp từ gia đình vì phụ huynh có thể hiểu những vấn đề ở bên trong, giải thích vì sao hành vi có vấn đề đó xảy ra (Ví dụ: P có vấn đề trong việc ngồi yên tại chỗ vì P hay bị bạn trêu chọc).

4. Hãy chủ động

Giáo viên nên lường trước những vấn đề có thể có và cách làm việc với phụ huynh để giải quyết vấn đề.

Việc giáo viên xây dựng tốt mối quan hệ và tăng cường sự giao tiếp với phụ huynh của trẻ là rất quan trọng. Một trong những hình thức trao đổi giữa phụ huynh của trẻ và giáo viên là các buổi gặp mặt trực tiếp.

Dưới đây là những lời khuyên dành cho giáo viên để tổ chức buổi trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh một cách hiệu quả:

– Thời gian họp

Giáo viên cho phép thời gian họp linh hoạt. Nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian, giáo viên có thể cho phép cuộc họp với những phụ huynh này diễn ra muộn hơn một chút so với dự kiến.

– Địa điểm họp

Bất cứ khi nào cuộc họp cũng nên diễn ra ở trong lớp học. Giáo viên không để phụ huynh ngồi chéo bàn, điều này sẽ tạo nên rào cản về tâm lí giữa giáo viên và phụ huynh. Thay vào đó, giáo viên hãy ngồi cạnh phụ huynh. Giáo viên phải đảm bảo rằng ghế ngồi phù hợp với người lớn, không để phụ huynh ngồi ghế dành cho trẻ em.

– Chuẩn bị sẵn sàng

Giáo viên phải chuẩn bị tất cả các thông tin liên quan đến trẻ (Ví dụ: Điểm bài kiểm tra của trẻ, những ghi chép quan sát,…). Kiểm tra, trao đổi với giáo viên cũ về các khuyến nghị và can thiệp đã sử dụng với trẻ và hiệu quả của các cách đó.

– Xây dựng phong thái

Giáo viên có thể nói với phụ huynh rằng mình muốn nghe suy nghĩ, những vấn đề khúc mắc hay các ý tưởng của họ. Xin phép nếu giáo viên muốn ghi chép lại bởi một số phụ huynh không thích giáo viên ghi chép lại nội dung trao đổi giữa họ và giáo viên. Xác định điều mà giáo viên quan tâm ở trẻ: gặp mặt phụ huynh trực tiếp, giao tiếp bằng mắt, hỏi các câu hỏi và lưu ý những bình luận của phụ huynh trẻ (Ví dụ: “Vậy là, các kĩ năng xã hội là điều cần quan tâm phải không?”).

– Xác định mục tiêu rõ ràng

Tất cả các buổi họp đều phải có mục tiêu rõ ràng. Có lịch trình cho các hoạt động và mục tiêu cho buổi họp. Mục tiêu phải được xây dựng trước buổi họp và được trao đổi, thảo luận trước với đồng nghiệp. Các mục tiêu nên cụ thể và liên quan trực tiếp đến vấn đề cần thảo luận. Ví dụ: Mục tiêu cụ thể có thể là: “Tăng số lượng bài tập L hoàn thành trên lớp”.

– Duy trì mục tiêu

Giáo viên tập trung trình bày và thảo luận với phụ huynh các vấn đề và giải pháp để thực hiện được mục tiêu. Nêu vấn đề với các hành vi cụ thể (Ví dụ: “S không hoàn thành một nửa số bài tập”). Xác định các kế hoạch hành động có tính khả thi (Ví dụ: Biểu đồ bài tập về nhà, hình dán cho bài tập đã hoàn thành). Quyết định kế hoạch được thực hiện, người sẽ thực hiện kế hoạch và cách giám sát các tác động của kế hoạch.

– Hãy cụ thể

Giáo viên đưa ra các lựa chọn cụ thể sẵn sàng dành cho phụ huynh (Ví dụ: “Đây là 3 cách có thể giải quyết vấn đề”). Cố gắng xem xét các lựa chọn của phụ huynh cùng với bất cứ ý tưởng hay sự điều chỉnh nào mà họ muốn.

– Xây dựng sự biểu quyết

Kết thúc cuộc họp, thống kê lại tất cả những gì đã được quyết định, thời gian thực hiện quyết định và người chịu trách nhiệm trước quyết định. Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đồng ý với các quyết định.

Bài viết liên quan

Tự Kỷ (ASD)

Asperger (AS)

Rối Loạn Ngôn Ngữ, Chậm Nói

Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD)

Khó Khăn Về Học

Rối Loạn Cảm Giác

Dinh Dưỡng

Lớp Một

Thể Dục Thể Thao

Khác

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004