Các vấn đề có thể cùng tồn tại ở trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý

–        Rối loạn học tập: Trẻ có thể gặp khó khăn với việc đọc, đánh vần, viết và làm toán;

–        Rối loạn hành vi thách thức chống đối: Trẻ có thể quá cứng đầu hay nổi loạn, thường xuyên tranh luận với người lớn, từ chối tuân theo các nguyên tắc;

–        Rối loạn hành vi ứng xử: Trẻ có thể nói dối, ăn cắp, đánh nhau hay bắt nạt người khác, … Trẻ có rối loạn hành vi ứng xử có nguy cơ gây rắc rối ở trường và buộc phải thôi học;

–        Lo âu và trầm cảm: Trẻ có thể có một số triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm:

       Rối loạn lo âu lan toả (Generalized Anxiety Disorder – GAD): Trẻ cảm thấy lo lắng và căng thẳng quá mức về những điều không thực tế, không có lý do hoặc lý do không đáng.

       Rối loạn hoảng sợ: Trẻ cảm thấy sợ hãi đột ngột và dữ dội, khiến trẻ ở trong cơn hoảng loạn. Trẻ có thể đổ mồ hôi, đau ngực và tim đập thình thịch (đánh trống ngực). Đôi khi trẻ cảm thấy như bị nghẹt thở hoặc lên cơn đau tim.

       Rối loạn lo âu xã hội: Còn được gọi là ám ảnh xã hội. Trẻ lo lắng một cách ám ảnh và tự giác quá mức về những tình huống xã hội thường ngày. Trẻ quan tâm quá mức về việc người khác đánh giá hoặc chế giễu mình.

       Những ám ảnh cụ thể: Trẻ cảm thấy sợ hãi tột độ về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như sợ độ cao hoặc đi máy bay.

       Ám ảnh sợ khoảng trống (Agoraphobia). Trẻ có nỗi sợ hãi rất lớn khi ở một nơi mà dường như trẻ khó có thể thoát ra ngoài hoặc tìm sự giúp đỡ nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra. Ví dụ, trẻ bị hoảng sợ hoặc cảm thấy lo lắng khi ở trên máy bay, phương tiện giao thông công cộng hoặc đứng trong đám đông.

       Hội chứng lo lắng bị xa cách: Đối với hội chứng này, trẻ sẽ cảm thấy rất lo lắng hoặc sợ hãi khi một người mà trẻ thân thiết rời khỏi tầm mắt của trẻ. Trẻ sẽ luôn lo lắng rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra với người thân của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc chứng lo lắng bị xa cách.

       Chứng im lặng chọn lọc: Đây là một dạng hội chứng sợ xã hội, trong đó trẻ nhỏ nói chuyện bình thường với các thành viên trong gia đình nhưng lại không thể nói chuyện ở nơi công cộng, ví dụ như ở trường học.

–        Rối loạn lưỡng cực: Trẻ có thể bị thay đổi tâm trạng từ hưng cảm đến trầm cảm trong một thời gian ngắn;

–        Hội chứng Tourette: Trẻ có tật máy giật và lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhấp nháy mắt, co giật trên mặt.

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox