Các kĩ thuật can thiệp hành vi trong lớp học (phần 1)

1. Chỉ rõ hành vi thích hợp khi đưa ra lời khen

Lời khen nên cụ thể cho hành vi tích cực đã được trẻ thực hiện: Lời giải thích cho việc khen nên tập trung vào những điều mà trẻ làm đúng và nên bao gồm chính xác phần nào trong hành vi của trẻ đáng khen ngợi, không nêu lời khen chung chung. Ví dụ: Giáo viên nên khen trẻ đã hoàn thành bài tập 2 một cách yên lặng và đúng giờ.

2. Đưa ra lời khen kịp thời

Việc khen thưởng một hành vi thích hợp càng sớm thì khả năng trẻ lặp lại hành vi càng cao.

3. Thay đổi cách diễn đạt lời khen

Lời khen của giáo viên cho hành vi thích hợp của trẻ nên khác nhau: khi trẻ nghe thấy cùng một lời khen lặp lại thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác, lời khen có thể mất dần giá trị.

4. Lời khen cần nhất quán và trung thực

Những hành vi tích cực của trẻ cần nhận được lời khen nhất quán. Sự nhất quán này cần xuất hiện giữa các giáo viên với sự mong chờ hành vi tích cực là rất quan trọng. Trẻ sẽ nhận ra khi giáo viên đưa ra lời khen không trung thực và sự không trung thực này sẽ làm giảm hiệu quả của lời khen.

Một điều quan trọng là những giáo viên có năng lực thường tập trung chiến lược can thiệp hành vi của họ vào lời khen hơn là trách phạt. Trách phạt có thể tạm thời thay đổi hành vi, nhưng nó khó làm thay đổi thái độ và có thể làm tăng tần số và cường độ của những hành vi không tích cực bởi nó làm trẻ chú ý hơn đến những hành vi không đúng.

Hơn nữa, việc trách phạt chỉ cho trẻ biết cái gì không được làm, nó không cung cấp cho trẻ những kĩ năng cần thiết để trẻ thực hiện những điều được mong đợi. Khuyến khích tịch cực tạo ra sự thay đổi thái độ giúp định hướng cho hoạt động trong thời gian dài.

5. Bỏ qua hành vi bất thường một cách có lựa chọn (phớt lờ hành vi)

Việc giáo viên lờ đi một số hành vi không thích hợp đôi khi lại có ích. Kĩ thuật này đặc biệt được sử dụng khi hành vi bất thường của trẻ diễn ra không cố ý, không dự định lặp lại hoặc chỉ có ý định gây sự chú ý của giáo viên và bạn cùng lớp, không có ý định phá phách, quấy rầy việc học của cả lớp, không gây nguy hiểm cho bản thân trẻ và các bạn khác.

6. Để gọn những vật gây mấy tập trung (giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu)

Trong lớp học có thể tồn tại một số vật gây mất tập trung của trẻ: đồ dùng học tập nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng chưa cần dùng đến, … Những vật dụng như vậy giáo viên có thể cất đi.

7. Mang đến sự lôi cuốn trong im lặng (kích thích giác quan)

Một số trẻ có KKVH có thể được lợi từ các vật hấp dẫn một cách yên lặng. Sự hấp dẫn có thể giúp trẻ thỏa mãn được các giác quan thu nhận trong khi trẻ chờ đợi bài học tiếp theo. Ví dụ như trẻ cầm bút xoay.

8. Cho phép trẻ được xả năng lượng (giải phóng năng lượng dư thừa)

Cho phép trẻ có KKVH rời khỏi lớp học một lúc (đảm bảo an toàn cho trẻ) hoặc nhờ trẻ làm một việc nhỏ nào đó (ví dụ như yêu cầu trẻ mang sách trả thư viện, đi lấy đồ dùng học tập, giặt giẻ lau bảng, …). Đây có thể là những cách tốt để trẻ lắng dịu xuống và cho phép trẻ quay về phòng học để sẵn sàng tập trung trở lại.

9. Củng cố hoạt động

Trẻ cần được củng cố khi trẻ thực hiện một hành vi tích cực hơn một hành vi tiêu cực trước đó. Ví dụ: trẻ biết giơ tay để phát biểu thay vì nói tự do trong giờ học, giáo viên cần khen ngợi trẻ vì đã có hành vi đó. Việc giáo viên khen ngợi trẻ sẽ giúp trẻ một lần nữa củng cố được hành vi tích cực mà mình vừa thực hiện.

10. Giúp đỡ vượt rào

Giáo viên nên sẵn sàng khuyến khích, đề nghị và trợ giúp để trẻ không nản lòng với công việc được giao. Giáo viên có thể giúp trẻ dưới nhiều hình thức.

Ví dụ: Lập danh sách các bạn cùng lớp sẵn sàng giúp đỡ trẻ KKVH để có thêm những sự hỗ trợ tận tay; cung cấp thông tin hữu ích, …

11. Trao đổi với phụ huynh

Cha mẹ thường có vai trò quan trọng trong việc học của con và điều này thường đặc biệt đúng với trẻ KKVH. Thông thường, cha mẹ đóng vai trò như những người cùng xây dựng nên sự thành công của trẻ.

Cùng thống nhất với cha mẹ đưa đến những góp ý trong chiến lược can thiệp hành vi, duy trì những cuộc đối thoại thường xuyên giữa phụ huynh và giáo viên, cộng tác để giám sát tiến trình của trẻ.

12. Giàn xếp với bạn bè cùng lớp

Các trẻ khác trong lớp có thể tác động tích cực đến hành vi của trẻ KKVH. Nhiều trường học đã có những chương trình giàn xếp bàn bè một cách chính thức, trong đó, trẻ được dạy để chế ngự những cuộc cãi cọ, xung đột mà có thể kéo theo sự tham giá các bạn cùng lớp.

Giáo viên có thể sử dụng lời nhắc hành vi cho trẻ của mình. Nhưng lời nhắc này sẽ làm cho trẻ nhớ đến những mong đợi của bố mẹ, nhà trường, … về việc học và ứng xử của trẻ trong lớp. Ba điều sau có thể đặc biệt hữu ích:

– Ra hiệu bằng mắt: Thiết lập những hiệu lệnh bằng mắt đơn giản, không chế nhạo giúp trẻ nhớ lại nhiệm vụ.

Ví dụ: Bạn có thể chỉ vào trẻ khi nhìn vào mắt trẻ hoặc bạn có thể giơ tay ra, xòe tay giơ lên về phía gần trẻ.

– Kiểm soát khi ở gần: Khi nói chuyện với trẻ, hãy dịch chuyển đến nơi mà trẻ đang đứng hoặc đang ngồi. Sự gần gũi về cơ thể (ngồi gần trẻ) sẽ giúp trẻ tập trung chú ý vào điều giáo viên đang nói.

– Ra hiệu bằng tay: Dùng những dấu hiệu bằng tay để giao tiếp một cách riêng biệt với trẻ KKVH.

Ví dụ: Yêu cầu trẻ giơ tay mỗi khi giáo viên hỏi một câu. Một bàn tay nắm báo hiệu rằng trẻ biết câu trả lời, một bàn tay xòe báo hiệu trẻ không biết câu trả lời. Như vậy, giáo viên sẽ chỉ gọi trẻ trả lời khi trẻ nắm tay.

13. Kỹ năng xã hội trong lớp học

Dạy trẻ KKVH học những kỹ năng xã hội sử dụng cấu trúc lớp học.

Ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu trẻ chơi trò chơi đóng vai và có các cách giải quyết khác nhau cho các vấn đề xã hội thông thường. Việc cung cấp những kỹ năng tổng hợp, bao gồm những hoàn cảnh đã được chuẩn bị để trẻ thực hành những kỹ năng xã hội mà chúng đã học

14. Những buổi học kỹ năng giải quyết vấn đề

Trao đổi để giải quyết những xung đột/mâu thuẫn xã hội. Những buổi thảo luận (không chuẩn bị trước) có thể trao đổi về hành vi với một trẻ hay một nhóm trẻ tại nơi mà đung đột nảy sinh.

Trong hoàn cảnh này, hãy hỏi hai trẻ đang tranh cãi về một trò chơi cách thảo luận để làm giảm quan điểm khác nhau của mỗi trẻ. Khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề của mình bằng cách nói chuyện với nhau trong một tình huống được giám sát.

15. Có những phần thưởng vật chất rõ ràng

Sử dụng những phần thưởng vật chất rõ ràng để củng cố hành vi tích cực. Những phần thưởng này có thể kèm theo những yêu cầu khó như thể hiện khuôn mặt vui vẻ hay vẽ hình huy hiệu của nhóm và trẻ sẽ được hưởng các quyền lợi như được lựa chọn các phần thưởng. Nếu trẻ được phép chọn phần thưởng, trẻ sẽ cố gắng hơn để có được.

16. Sử dụng thưởng quy đổi

Thưởng quy đổi là phương pháp phạt được sử dụng trong môi trường trường học để thay đổi hành vi một cách có hiệu quả. Sử dụng thưởng quy đổi có thể thúc đẩy trẻ đạt được những mục tiêu đã xác định trong hợp đồng hành vi.

Phương pháp này cung cấp các hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ biểu hiện hành vi có vấn đề. Trẻ có thể bị mất điểm hoặc mất đi đặc quyền mà trẻ đã có được từ trước khi vi phạm quy định nào đó. Khi quy định, quy tắc bị phá vỡ (khi hành vi có vấn đề xuất hiện), điểm bị trừ đi. Vì vậy, để duy trì điểm, trẻ phải tránh việc phá vỡ các quy tắc, tránh có hành vi không phù hợp. Vào cuối buổi học hay hết một ngày học, trẻ thường được phép trao đổi những điểm mà các em đã đạt được thành một phần thưởng hữu hình hoặc đặc quyền nào đó.

Ví dụ: Trẻ có thể được điểm cho mỗi bài tập về nhà hoàn thành đúng thời gian. Trong một số trường hợp, trẻ cũng sẽ mất điểm nếu không hoàn thành đúng thời hạn bài tập về nhà. Sau khi đã giành được một số điểm nào đó, trẻ sẽ nhận được một phần thưởng cụ thể, ví dụ như ngồi trước máy tính lâu hơn hoặc được nghỉ tự do vào chiều thứ sáu.

Bài viết liên quan

1. Chỉ rõ hành vi thích hợp khi đưa ra lời khen

Lời khen nên cụ thể cho hành vi tích cực đã được trẻ thực hiện: Lời giải thích cho việc khen nên tập trung vào những điều mà trẻ làm đúng và nên bao gồm chính xác phần nào trong hành vi của trẻ đáng khen ngợi, không nêu lời khen chung chung. Ví dụ: Giáo viên nên khen trẻ đã hoàn thành bài tập 2 một cách yên lặng và đúng giờ.

2. Đưa ra lời khen kịp thời

Việc khen thưởng một hành vi thích hợp càng sớm thì khả năng trẻ lặp lại hành vi càng cao.

3. Thay đổi cách diễn đạt lời khen

Lời khen của giáo viên cho hành vi thích hợp của trẻ nên khác nhau: khi trẻ nghe thấy cùng một lời khen lặp lại thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác, lời khen có thể mất dần giá trị.

4. Lời khen cần nhất quán và trung thực

Những hành vi tích cực của trẻ cần nhận được lời khen nhất quán. Sự nhất quán này cần xuất hiện giữa các giáo viên với sự mong chờ hành vi tích cực là rất quan trọng. Trẻ sẽ nhận ra khi giáo viên đưa ra lời khen không trung thực và sự không trung thực này sẽ làm giảm hiệu quả của lời khen.

Một điều quan trọng là những giáo viên có năng lực thường tập trung chiến lược can thiệp hành vi của họ vào lời khen hơn là trách phạt. Trách phạt có thể tạm thời thay đổi hành vi, nhưng nó khó làm thay đổi thái độ và có thể làm tăng tần số và cường độ của những hành vi không tích cực bởi nó làm trẻ chú ý hơn đến những hành vi không đúng.

Hơn nữa, việc trách phạt chỉ cho trẻ biết cái gì không được làm, nó không cung cấp cho trẻ những kĩ năng cần thiết để trẻ thực hiện những điều được mong đợi. Khuyến khích tịch cực tạo ra sự thay đổi thái độ giúp định hướng cho hoạt động trong thời gian dài.

5. Bỏ qua hành vi bất thường một cách có lựa chọn (phớt lờ hành vi)

Việc giáo viên lờ đi một số hành vi không thích hợp đôi khi lại có ích. Kĩ thuật này đặc biệt được sử dụng khi hành vi bất thường của trẻ diễn ra không cố ý, không dự định lặp lại hoặc chỉ có ý định gây sự chú ý của giáo viên và bạn cùng lớp, không có ý định phá phách, quấy rầy việc học của cả lớp, không gây nguy hiểm cho bản thân trẻ và các bạn khác.

6. Để gọn những vật gây mấy tập trung (giảm thiểu các yếu tố gây nhiễu)

Trong lớp học có thể tồn tại một số vật gây mất tập trung của trẻ: đồ dùng học tập nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng chưa cần dùng đến, … Những vật dụng như vậy giáo viên có thể cất đi.

7. Mang đến sự lôi cuốn trong im lặng (kích thích giác quan)

Một số trẻ có KKVH có thể được lợi từ các vật hấp dẫn một cách yên lặng. Sự hấp dẫn có thể giúp trẻ thỏa mãn được các giác quan thu nhận trong khi trẻ chờ đợi bài học tiếp theo. Ví dụ như trẻ cầm bút xoay.

8. Cho phép trẻ được xả năng lượng (giải phóng năng lượng dư thừa)

Cho phép trẻ có KKVH rời khỏi lớp học một lúc (đảm bảo an toàn cho trẻ) hoặc nhờ trẻ làm một việc nhỏ nào đó (ví dụ như yêu cầu trẻ mang sách trả thư viện, đi lấy đồ dùng học tập, giặt giẻ lau bảng, …). Đây có thể là những cách tốt để trẻ lắng dịu xuống và cho phép trẻ quay về phòng học để sẵn sàng tập trung trở lại.

9. Củng cố hoạt động

Trẻ cần được củng cố khi trẻ thực hiện một hành vi tích cực hơn một hành vi tiêu cực trước đó. Ví dụ: trẻ biết giơ tay để phát biểu thay vì nói tự do trong giờ học, giáo viên cần khen ngợi trẻ vì đã có hành vi đó. Việc giáo viên khen ngợi trẻ sẽ giúp trẻ một lần nữa củng cố được hành vi tích cực mà mình vừa thực hiện.

10. Giúp đỡ vượt rào

Giáo viên nên sẵn sàng khuyến khích, đề nghị và trợ giúp để trẻ không nản lòng với công việc được giao. Giáo viên có thể giúp trẻ dưới nhiều hình thức.

Ví dụ: Lập danh sách các bạn cùng lớp sẵn sàng giúp đỡ trẻ KKVH để có thêm những sự hỗ trợ tận tay; cung cấp thông tin hữu ích, …

11. Trao đổi với phụ huynh

Cha mẹ thường có vai trò quan trọng trong việc học của con và điều này thường đặc biệt đúng với trẻ KKVH. Thông thường, cha mẹ đóng vai trò như những người cùng xây dựng nên sự thành công của trẻ.

Cùng thống nhất với cha mẹ đưa đến những góp ý trong chiến lược can thiệp hành vi, duy trì những cuộc đối thoại thường xuyên giữa phụ huynh và giáo viên, cộng tác để giám sát tiến trình của trẻ.

12. Giàn xếp với bạn bè cùng lớp

Các trẻ khác trong lớp có thể tác động tích cực đến hành vi của trẻ KKVH. Nhiều trường học đã có những chương trình giàn xếp bàn bè một cách chính thức, trong đó, trẻ được dạy để chế ngự những cuộc cãi cọ, xung đột mà có thể kéo theo sự tham giá các bạn cùng lớp.

Giáo viên có thể sử dụng lời nhắc hành vi cho trẻ của mình. Nhưng lời nhắc này sẽ làm cho trẻ nhớ đến những mong đợi của bố mẹ, nhà trường, … về việc học và ứng xử của trẻ trong lớp. Ba điều sau có thể đặc biệt hữu ích:

– Ra hiệu bằng mắt: Thiết lập những hiệu lệnh bằng mắt đơn giản, không chế nhạo giúp trẻ nhớ lại nhiệm vụ.

Ví dụ: Bạn có thể chỉ vào trẻ khi nhìn vào mắt trẻ hoặc bạn có thể giơ tay ra, xòe tay giơ lên về phía gần trẻ.

– Kiểm soát khi ở gần: Khi nói chuyện với trẻ, hãy dịch chuyển đến nơi mà trẻ đang đứng hoặc đang ngồi. Sự gần gũi về cơ thể (ngồi gần trẻ) sẽ giúp trẻ tập trung chú ý vào điều giáo viên đang nói.

– Ra hiệu bằng tay: Dùng những dấu hiệu bằng tay để giao tiếp một cách riêng biệt với trẻ KKVH.

Ví dụ: Yêu cầu trẻ giơ tay mỗi khi giáo viên hỏi một câu. Một bàn tay nắm báo hiệu rằng trẻ biết câu trả lời, một bàn tay xòe báo hiệu trẻ không biết câu trả lời. Như vậy, giáo viên sẽ chỉ gọi trẻ trả lời khi trẻ nắm tay.

13. Kỹ năng xã hội trong lớp học

Dạy trẻ KKVH học những kỹ năng xã hội sử dụng cấu trúc lớp học.

Ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu trẻ chơi trò chơi đóng vai và có các cách giải quyết khác nhau cho các vấn đề xã hội thông thường. Việc cung cấp những kỹ năng tổng hợp, bao gồm những hoàn cảnh đã được chuẩn bị để trẻ thực hành những kỹ năng xã hội mà chúng đã học

14. Những buổi học kỹ năng giải quyết vấn đề

Trao đổi để giải quyết những xung đột/mâu thuẫn xã hội. Những buổi thảo luận (không chuẩn bị trước) có thể trao đổi về hành vi với một trẻ hay một nhóm trẻ tại nơi mà đung đột nảy sinh.

Trong hoàn cảnh này, hãy hỏi hai trẻ đang tranh cãi về một trò chơi cách thảo luận để làm giảm quan điểm khác nhau của mỗi trẻ. Khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề của mình bằng cách nói chuyện với nhau trong một tình huống được giám sát.

15. Có những phần thưởng vật chất rõ ràng

Sử dụng những phần thưởng vật chất rõ ràng để củng cố hành vi tích cực. Những phần thưởng này có thể kèm theo những yêu cầu khó như thể hiện khuôn mặt vui vẻ hay vẽ hình huy hiệu của nhóm và trẻ sẽ được hưởng các quyền lợi như được lựa chọn các phần thưởng. Nếu trẻ được phép chọn phần thưởng, trẻ sẽ cố gắng hơn để có được.

16. Sử dụng thưởng quy đổi

Thưởng quy đổi là phương pháp phạt được sử dụng trong môi trường trường học để thay đổi hành vi một cách có hiệu quả. Sử dụng thưởng quy đổi có thể thúc đẩy trẻ đạt được những mục tiêu đã xác định trong hợp đồng hành vi.

Phương pháp này cung cấp các hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ biểu hiện hành vi có vấn đề. Trẻ có thể bị mất điểm hoặc mất đi đặc quyền mà trẻ đã có được từ trước khi vi phạm quy định nào đó. Khi quy định, quy tắc bị phá vỡ (khi hành vi có vấn đề xuất hiện), điểm bị trừ đi. Vì vậy, để duy trì điểm, trẻ phải tránh việc phá vỡ các quy tắc, tránh có hành vi không phù hợp. Vào cuối buổi học hay hết một ngày học, trẻ thường được phép trao đổi những điểm mà các em đã đạt được thành một phần thưởng hữu hình hoặc đặc quyền nào đó.

Ví dụ: Trẻ có thể được điểm cho mỗi bài tập về nhà hoàn thành đúng thời gian. Trong một số trường hợp, trẻ cũng sẽ mất điểm nếu không hoàn thành đúng thời hạn bài tập về nhà. Sau khi đã giành được một số điểm nào đó, trẻ sẽ nhận được một phần thưởng cụ thể, ví dụ như ngồi trước máy tính lâu hơn hoặc được nghỉ tự do vào chiều thứ sáu.

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004