Các giả thuyết về nguyên nhân gây rối loạn tăng động giảm chú ý

Đến ngày nay các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây Rối loạn Tăng động Giảm chú ý, mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng đó là do gen.

Cũng giống như nhiều dạng rối loạn khác, Rối loạn Tăng động Giảm chú ý có thể là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài di truyền, các nhà nghiên cứu đang xem xét nhân tố có thể có ở các yếu tố môi trường. Ngoài ra, chấn thương não, dinh dưỡng và môi trường xã hội cũng có thể là yếu tố góp phần gây ra Rối loạn Tăng động Giảm chú ý.

Cùng Thành Nhân tìm hiểu một số giả thuyết về nguyên nhân gây Rối loạn Tăng động Giảm chú ý mọi người nhé

Yếu tố di truyền (gen)

Nguyên nhân này được đề cập đến trong một nghiên cứu trên 238 cặp song sinh của Goodman và Stevenson, 1989. Nghiên cứu đã tìm ra sự phù hợp cho các chẩn đoán lâm sàng Tăng động ở 51% các cặp sinh đôi cùng trứng và 33% các cặp sinh đôi khác trứng.

Những đứa trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý thường có khả năng gặp tình trạng thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể cao gấp đôi so với trẻ bình thường khác.

Các yếu tố môi trường

Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa hút thuốc lá và uống đồ uống có cồn trong khi mang thai và Rối loạn Tăng động Giảm chú ý ở trẻ em (Linnet và cộng sự, 2003: Mick và cộng sự, 2002)

Ngoài ra, trẻ mẫu giáo từng tiếp xúc với hàm lượng chì cao, mà đôi khi có thể được tìm thấy trong đường ống nước hoặc sơn trong các tòa nhà cũ, có thể có nguy cơ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý cao (Braun và cộng sự, 2006)

Chấn thương não bộ

Trẻ bị chấn thương não có thể có một số hành vi tương tự như của Rối loạn Tăng động Giảm chú ý. Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ phần trăm nhỏ của trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý bị chấn thương sọ não.

Đường

Giả thuyết cho rằng Đường gây ra Rối loạn Tăng động Giảm chú ý hoặc làm cho các triệu chứng Rối loạn Tăng động Giảm chú ý tồi tệ hơn khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học bác bỏ giả thuyết này hơn là ủng hộ (Wolraich và cộng sự, 1994)

Phụ gia Thực phẩm

Nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc tiêu thụ của Phụ gia Thực phẩm như màu nhân tạo hay chất bảo quản và việc tặng hoạt động ở trẻ (McCann, 2007). Nghiên cứu đang được tiến hành để xác nhận tính chính xác của những phát hiện và tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng của Phụ gia Thực phẩm đến Rối loạn Tăng động Giảm chú ý.

Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày nhiều thông tin liên quan đến Rối loạn Tăng động Giảm chú ý để mọi người hiểu hơn về triệu chứng này nhé. Cha mẹ và thầy cô chú ý đón xem nhé!

Bài viết liên quan

 

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004