Một cái lưỡi thè ra…

Vấn đề về sinh lý hay Vấn đề về hành vi???

Một trẻ mắc hội chứng Down với cái lưỡi thè ra chắc chắn không phải là trẻ nghịch ngợm – con không thể làm khác được.

Một cái lưỡi thè ra có thể coi là một vấn về sinh lý và có thể giải quyết bằng phẫu thuật, cũng có thể được xem là một vấn đề hành vi và có thể giải quyết bằng biện pháp giáo dục.

HÀNH VI CÓ VẤN ĐỀ HAY SỰ NGHỊCH NGỢM?

Hành vi có vấn đề và sự nghịch ngợm có phải là cùng một ý nghĩa?

Không phải. Một trẻ nghịch ngợm có thể không có vấn đề về hành vi. Nghịch ngợm là hành vi bình thường và tự nhiên ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi chúng khám phá ra một điều gì đó và ý kiến của chúng không phải lúc nào cũng giống với ý kiến của bố mẹ. Chẳng hạn như cây son của mẹ có thể được dùng như một cây bút màu.

Một trẻ có vấn đề về hành vi có thể là một trẻ không nghịch ngợm hay không?

Có thể. Một trẻ dù không biểu lộ những hành vi nghịch ngợm thông thường nhưng vẫn có những hành vi có vấn đề. Cố tình không phản ứng lại, đong đưa người liên tục hay tự đập vào đầu mình chính là những hành vi có vấn đề.

VẬY HÀNH VI CÓ VẤN ĐỀ LÀ GÌ?  

Trước tiên và trên hết, một “hành vi có vần đề” không phải là cái nhãn gắn cho một nhóm trẻ đặc biệt nào.. Chắc chắn chúng ta đã nghe ai đó nói những câu đại thể như: “Ồ, bé Hà đó hả, cháu có vấn đề về hành vi.” hay “Năm nay trong lớp tôi ba cháu hành vi có vấn đề.” Những điều này không gây cảm xúc gì nhiều hơn khi nói “Nga có vấn đề về cân nặng.” hay “Tất cả các trẻ của tôi bị dị ứng”. Không thể xác định một trẻ thông qua các vấn đề chúng gặp phải.

Như vậy, “hành vi có vấn đề” là gì? Đó là những gì một trẻ làm mà gây ra khó khăn cho bản thân trẻ và cho những người khác. Nó gây ra vấn đề khi cản trở việc học, cô lập trẻ khỏi những người xung quanh.

Thuật ngữ “hành vi có vấn đề” chỉ nên dùng để mô tả những việc trẻ có khả năng học nhưng không làm.

Dĩ nhiên, những hạn chế về khả năng của trẻ (trẻ không thể làm tốt hơn) có thể gây ra những khó khăn cho cha mẹ chúng. Nhưng đây không phải là loại vấn đề chúng ta bàn đến ở đây. Một trẻ làm rơi vỡ một đồ vật trang trí đắt tiền không có vấn đề về hành vi – con lỡ tay hoặc con không biết đó là đồ vật đắt tiền. Hoặc là thật khôi hài khi bảo một trẻ khiếm thính là có vấn đề về hành vi vì ta gọi mà trẻ không đến.

Thậm chí những hành động nghịch phá cố ý cũng không thực sự được coi là những hành vi có vấn đề khi chúng xảy ra lần đầu tiên – ngay cả là lần thứ hai.

Một hành vi thực sự trở thành hành vi có vấn đề khi trẻ tiếp tục lặp đi lặp lại hành động không mong muốn, dù rằng trẻ đã được chỉ cho thấy đó là hành vi không được chấp nhận và trẻ có khả năng tránh để không lặp lại hành vi đó.

Xã hội áp đặt một số quy tắc lên tất cả mọi người nhưng vẫn có sự khác nhau về cư xử giữa các gia đình. Điều được chấp nhận trong gia đình này có thể hoàn toàn không được chấp nhận trong gia đình khác. Theo một quan điểm nào đó, người ta có lí do để bất đồng về những yếu tố cấu thành một hành vi có vấn đề.

Ví dụ:

A: Trời ơi, Cường dùng bút lông vẽ khắp nơi trên tủ lạnh.
A’: Ồ, dễ thương quá! Cường trang trí lại tủ lạnh cho chúng ta!

B: Tối nay, Nguyên rất nghịch trong nhà tắm. Con té nước khắp nơi, làm tôi ướt như chuột.
B’: Tối nay, bố con Nguyên rất vui trong nhà tắm. Họ ướt từ đầu đến chân. Còn hơn một gánh xiếc!

Nếu muốn biết chắc những việc con của bạn làm có phải là hành vi có vấn đề hay không, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  1. Bây giờ và trong tương lai, hành vi đó có gây nguy hiểm cho con hay không?
  2. Hành vi đó là các tiêu chuẩn do tôi đặt ra (hay người khác đặt ra) cho những trẻ khác trong gia đình?
  3. Nếu con cứ lặp đi lặp lại hành vi này, liệu nó sẽ trở thành vấn đề của con trong tương lai?
  4. Liệu nó có ngăn cản con làm (hay ngăn không cho con học) một việc gì đó có tính tích cực hơn không?

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004