Chê trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin!

Đặc tính tâm lý của trẻ chủ yếu là #hiểu_bằng_hiển_ngôn nên khi trẻ mắc lỗi thì cần nói thật rõ ràng lỗi của trẻ, giải thích để trẻ hiểu lỗi của bản thân. Vậy làm thế nào để khen chê (thưởng – phạt) đúng mức.

1. Chê thế nào cho đúng cách?

Nguyên tắc

– Chê đúng lỗi sai, không chê chung chung.

– Không được chê bản thân trẻ, chỉ chê việc trẻ làm sai.

– Không mắng nhiếc, chì chiết, mỉa mai, …

Phân tích nguyên tắc

– Bản thân trẻ là cái tôi (là tên, tuổi, cha, mẹ, …) của trẻ, đó là đặc trưng để phân biệt mỗi cá nhân với nhau. Do đó nếu “chê bản thân trẻ” sẽ làm tổn thương cái tôi của trẻ như vậy sẽ làm cho trẻ cảm thấy tự ái, mặc cảm, mất tự tin và chống đối.

– “Chê việc trẻ làm sai” nhằm xác định rõ ràng cho trẻ thấy lỗi sai của trẻ, như vậy giúp trẻ dễ hiểu ra lỗi, tiếp đến hướng dẫn trẻ sửa lỗi. Do đã nhận thức được lỗi và được hướng dẫn thì những lần sau trẻ mới có khả năng thực hiện đúng, như vậy sẽ củng cố sự tự tin ở trẻ.

Ví dụ:

– Nhờ bé cầm ly nước nhưng bé không cầm ly theo hướng dẫn của ba mẹ khiến ly nước bị đổ. Ba mẹ nói “Con cầm ly không cẩn thận rồi”. Ba mẹ cần nhấn mạnh việc cầm ly sai cách, sau đó hướng dẫn trẻ cách cầm đúng để không bị đổ nước.

– Lỗi sai của ba mẹ ở tình huống này là thường nói chung chung hoặc nói “Con không cẩn thận rồi”. Việc chê như vậy nhắm đến bản thân trẻ chứ không phải việc trẻ làm. Trẻ sẽ mất tự tin, tự ái và chống đối khi bị chê như vậy.

2. Lợi ích của việc khen chê (thưởng – phạt) đúng mức:

– Việc khen thưởng sẽ khích lệ trẻ làm những việc nên làm, những hành vi tốt, những thói quen tốt. Không chỉ có trẻ em mà ai cũng muốn được khen hơn là bị chê nhưng nếu trẻ thường xuyên được khen, được tung hô thì có thể trẻ sẽ trở nên tự mãn, tự cao và ảo tưởng về bản thân. Do đó cần cân nhắc tránh lạm dụng lời khen đối với trẻ.

– Việc chê đúng cách sẽ giúp trẻ hiểu được lỗi của bản thân, hiểu được thực sự năng lực hiện tại của bản thân. Như vậy khi được hướng dẫn cách làm đúng thì trẻ tiếp thu tự nguyện và tự tin.

– Khi “chê việc trẻ làm sai” và hướng dẫn cách làm cho trẻ thì trẻ dần hình thành và giúp trẻ hiểu được việc “chê việc làm sai” và “chê bản thân” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Như thế không chỉ có tác dụng tích cực ở thời điểm hiện tại mà còn có tác dụng lâu dài suốt cuộc đời. Trẻ không tự ái khi bị nhận xét không tốt về việc mình làm, trẻ hình thành được khả năng tự nhận xét bản thân. Tiền đề không thể thiếu để một người có thể tiến bộ là nhận thức được hạn chế của bản thân.


ThS. Giáo dục đặc biệt (theo Định hướng Ứng Dụng) #TạThịĐào .

IFrame

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004