Can thiệp sớm

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt (Tự kỷ, Rối loạn tăng động giảm chú ý, Chậm phát triển trí tuệ – Chậm khôn, Rối loạn ngôn ngữ – Chậm nói, Rối loạn học tập, Rối loạn hành vi) có nhiều tác động tích cực, mang lại nhiều lợi ích suốt cuộc đời cho trẻ. Các rối loạn phát triển ở trẻ thường bắt đầu có biểu hiện khá sớm và có thể chẩn đoán sớm:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể được chẩn đoán ở trẻ trước 2 tuổi. Một số trẻ mắc ASD bắt đầu thụt lùi ngay trước hoặc đôi khi trong 2 tuổi.
  • Rối loạn phát triển ngôn ngữ (Developmental Language Disorder – DLD) có thể được phát hiện trong lứa tuổi mầm non.  
  • Rối loạn học tập (Learning Difficulty) bắt đầu có biểu hiện khi trẻ 4 tuổi.

Can thiệp sớm được thực hiện trước tuổi mẫu giáo, ngay từ 2 đến 3 tuổi. Ở giai đoạn này, tính dẻo dai thần kinh ở trẻ em tốt hơn, có nghĩa là nó “dẻo” hơn hoặc dễ thay đổi hơn so với ở lứa tuổi lớn hơn. Do tính linh hoạt này, các phương pháp can thiệp có nhiều cơ hội đạt hiệu quả hơn, trẻ tiến bộ nhanh hơn. Can thiệp sớm không chỉ mang lại cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất có thể mà còn là cơ hội tốt nhất để phát triển hết tiềm năng của trẻ. Trẻ được hỗ trợ can thiệp càng sớm thì cơ hội học tập và tiến bộ càng cao.

Với sự can thiệp sớm, một số trẻ được chẩn đoán là tự kỷ, tuy nhiên đã đạt được tiến bộ nhiều đến mức trẻ không còn ở trong phổ tự kỷ khi lớn hơn.

Các chương trình can thiệp sớm giúp trẻ khắc phục những khó khăn cốt lõi mà trẻ đang gặp phải và đạt được những kỹ năng cơ bản mà trẻ thường có được trong 2 năm đầu đời, một số lĩnh vực như:

  • Lĩnh vực bắt chước
  • Lĩnh vực tri giác
  • Lĩnh vực vận động thô
  • Lĩnh vực vận động tinh
  • Lĩnh vực phối hợp tay mắt
  • Lĩnh vực nhận thức thể hiện
  • Lĩnh vực nhận thức ngôn ngữ

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004