Lịch trình những cấp độ phát triển của trẻ em bình thường

LỊCH TRÌNH NHỮNG CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM BÌNH THƯỜNG

Thành Nhân xin trích dẫn 1 phần bài viết Những dấu hiệu báo động ban đầu nhằm phát hiện “ Nguy cơ Tự kỷ” của Giáo sư Nguyễn Văn Thành, nội dung trích dẫn là những dấu mốc quan trọng mà những trẻ bình thường sẽ trải qua. Phụ huynh có thể dựa vào những cột mốc này để theo dõi sự phát triển bình thường của trẻ. Trường hợp có những dấu hiệu bất thường, Thành Nhân khuyến nghị quí Phụ huynh nên sử dụng các bài đánh giá sớm hoặc tham vấn các chuyên gia có chuyên môn.

  • 0 – 3 tuần: Nhìn thẳng mặt người thân( bà mẹ)  Thích nhìn vào mặt
  • 6 tuần – 3 tháng: Nụ cuời “ xã hội” trao đổi với người thân, với khuôn mặt
  • 3 –  6 tháng: Nụ cười chọn lọc dành cho người thân quen.
  • 7 –  8 tháng: biết chú ý, đưa mắt nhìn khi có người gọi tên
  • 10 – 12 tháng: Gọi “ ba mẹ” một cách đúng đắn, đúng người .
  • 15 tháng:
  •  Nhìn khi có người nói chuyện với,
  •  Đưa hai tay ra để được bồng
  •  Chia sẻ đồng qui ( chia sẻ ý thích và hành động)
  •  Bắt chước, quan hệ xã hội như: trao đổi nụ cười qua lại
  •  Đưa tay vẩy chào khi tạm biệt.
  •  Biết trả lời khi có ai gọi tên của mình
  •  Biết thi hành những mệnh lệnh đơn giản
  •  Biết gọi Ba má
  • 18 tháng :
  •  Biết gọi  hay ít nhất chỉ đúng các phần thân thể, khi có người yêu cầu
  •  Biết chơi
  •  Nói vài ba từ
  •  Đưa tay chỉ các vật dụng
  •  Đưa mắt nhìn khi có người chỉ các đồ vật
  • 24 tháng:
  •  Biết dùng câu với ít nhất 2 từ : đi chơi, ăn cơm, ba về ….
  •  Bắt chước làm theo các công việc quen thuộc như lau nhà, quét nhà ….
  •  Thích vui đùa với trẻ em cùng tuổi.

Với những trẻ có dấu hiệu bất thường, gia đình nên tham khảo thêm các bài đánh giá, các thang đo dùng phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ýtrẻ chậm nóichậm phát triển

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox