Rối loạn giác quan là một vấn đề phổ biến ở trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Biểu hiện của rối loạn giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau. Những bất thường về cảm giác thể hiện ở hai dạng, một là quá nhạy cảm (phản ứng quá mức), hai là cường cảm giác (phản ứng thiếu) đối với các kích thích giác quan khác nhau, chẳng hạn như âm thanh, ánh sáng, tiếp xúc, vị giác và chuyển động. Tiền đình, có trách nhiệm phát hiện sự thay đổi vị trí cơ thể và chuyển động, là một trong những hệ thống giác quan có thể bị ảnh hưởng ở trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Một số trẻ em có nhu cầu đặc biệt có thể bị cường cảm giác đối với thông tin giác quan tiền đình, điều này có nghĩa là trẻ thiếu cảm giác tiền đình dẫn đến trẻ thích thú đối với một số chuyển động có tính kích thích cảm giác tiền đình, chẳng hạn như leo trèo, quay tròn, đu đưa hoặc lắc.
Tham gia vào những hoạt động này có thể cung cấp cho trẻ cảm giác thoải mái. Trẻ có nhu cầu đặc biệt thường có các hành vi tìm kiếm trải nghiệm giác quan tiền đình bằng cách leo trèo, xoay tròn, nhìn vật xoay tròn,… Điều này giúp trẻ cảm thấy kết nối với cơ thể của trẻ hoặc kích thích giác quan của mình.
Việc hiểu và giải quyết các rối loạn giác quan ở trẻ có nhu cầu đặc biệt là rất quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ. Các liệu pháp trị liệu vận động và kỹ thuật tích hợp giác quan thường được sử dụng để giúp trẻ có nhu cầu đặc biệt điều chỉnh trải nghiệm giác quan của mình và cải thiện chức năng hàng ngày. Những liệu pháp này được tùy chỉnh cho từng nhu cầu cụ thể của mỗi trẻ và có thể mang lại lợi ích đáng kể cho quá trình xử lý thông tin giác quan và hành vi tổng thể của trẻ