Chẩn đoán chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trẻ em, trẻ vị thành niên mắc chứng rối loạn tăng động Giảm chú ý (Attention Deficit – Hyperactivity Disorder/ ADHD), đang là một mối lo lắng cho bố mẹ, là một cản trở đáng kể trong môi trường học đường và trong chính sự phát triển của trẻ.



Chẩn đoán rối loạn Tăng động, Giảm chú ý (ADHD): dựa theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder/DSM – 5 (Cẩm Nang Thống Kê và Chẩn đoán), do Hội tâm lý học Mỹ xuất bản vào năm 2013

I. Tăng động – Bốc đồng

1. Ngồi không yên, cựa quậy, vặn vẹo chân tay.

2. Hay rời bỏ ghế ngồi, vị trí được chỉ định.

3. Thường leo trèo, chạy nhảy lung tung.

4. Thường không thể chơi hay hòa mình vào những hoạt động giải trí một cách nhẹ nhàng, êm thắm, yên lặng.

5. Đứng ngồi không yên, đôi chân chỉ thích đi và hành động như bị thúc đẩy bởi động cơ nào đó.

6. Thích nói nhiều.

7. Hay trả lời trước khi người khác hỏi xong.

8. Không kiên nhẫn chờ đợi đến lượt (phiên) mình.

9. Ưa quấy rầy hoặc làm gián đoạn công việc của người khác.

II. Giảm chú ý:

1. Không chú ý đến chi tiết.

2. Hoạt động có sự lặp đi lặp lại, dễ sinh nhàm chán.

3. Không chú ý lắng nghe.

4. Khó khăn khi phải tuân theo những hướng dẫn, các hoạt động đòi hỏi thời gian dài.

5. Hay gặp trở ngại khi phải tổ chức công việc và các hoạt động khác.

6. Hay lẫn tránh những công việc đòi hỏi sự duy trì và vận dụng trí óc.

7. Thường đánh mất những vật dụng cần thiết để hoàn thành công việc.

8. Dễ bị phân tâm bởi những kích động chung quanh mình.

9. Tính hay quên.

*** Lưu ý: Dưới 17 tuổi cần có 6 tiêu chí, trên 17 tuổi chỉ cần 5 tiêu chí.

Hướng can thiệp:

1. Occupational Therapy là một trong những liệu pháp đang được ứng dụng nhiều vì tính hiệu quả của nó.

2. Các liệu pháp hành vi được đánh giá hiệu quả trong can thiệp trẻ có triệu chứng ADHD.

3. Tham vấn cá nhân, tập trung luyện cho trẻ kỹ năng xã hội.

4. Tạo cơ hội kết nối xã hội (nhóm bạn).

5. Củng cố những hành vi tích cực

Nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng ADHD, phụ huynh cần đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc các Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt để được tư vấn, đánh giá, chẩn đoán chính xác và trị liệu kịp thời. Đồng thời các chuyên gia về Giáo dục Chuyên biệt cũng có lời khuyên dành cho phụ huynh là, nên dành thời gian chú tâm vào việc tìm kiếm và chọn các phương thức trị liệu tốt nhất để giúp đỡ con.

https://youtu.be/fQEt_O-K7OM

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004