Một số bài học cho trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, khiến cha mẹ có nhiều lo lắng. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình.Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt. Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng. Chính vì vậy các “Kỹ năng của tiền lời nói” rất quan trọng.

Một vài tiêu chí “Kỹ năng của tiền lời nói”:1. Giao tiếp mắt.2. Chú ý liên kết.3. Sử dụng ngón trỏ.4. Kiểm soát hơi thở.5. Bắt chước. 6. Sự luân phiên.7. Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác.

Một số bài tập, trò chơi áp dụng các “Kỹ năng của tiền lời nói”.

Giao tiếp bằng mắt 

  • Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé và đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé rồi bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.
  • Vỗ mũi bé rồi vỗ mũi mình rồi để bé nhìn mình, tư tương tự vỗ miệng, vỗ trán.
  • Khi bé có sự giao tiếp từ 1 – 5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”.

Bài tập – Chú ý liên kết mắt

  • Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn rồi cho bé chơi đồ chơi. Cứ thế làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.
  • Thổi bong bóng và thả bong bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay.
  • Khi một người nào đó bước vào phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.

Sử dụng ngón tay trỏ

  • Trò chơi chi chi chành chành.
  • Trò chơi ấn phím đàn.
  • Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể, …đồng thời cung cấp từ vựng cho trẻ.

=> Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời.Ví dụ: Hỏi ba đâu?Trẻ: (không nói) nhưng chỉ vào ba thì trẻ đã hiểu được ba và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ. Do vậy giai đoạn để trẻ phát ra được âm “ba” là rất gần.Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà

♦    Kiểm Soát hơi thở

  • Thổi bong bóng bằng nước xà phòng.
  • Thổi bông gòn bay.
  • Thổi con hạc giấy, con tàu, còi, kèn, …

Bắt chước

  • Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baaaa.
  • Tiếng kêu của các con vật: mèo: “meo meo”, gà gáy: “ooo”, bò kêu: “um bò”, gà con: “chíp chíp”. Nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo để tạo sự bắt chước và hợp tác.
  • Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.

Sự luân phiên

  • Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu.
  • Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát => trẻ ném lại.
  • Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵng sàn, chuẩn bị, chạy” và nói: tới phiên con, tới phiên mẹ.
  • Chơi đồ chơi khối xây dựng ba mẹ nhớ nói tới phiên con, tới phiên ba mẹ. Sao đó xây cao rồi cho bé làm sụp đổ.

Vui chơi – Tương tác – Tạo cảm xúc, xúc giác

  • Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da, cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yếu tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.

Ví dụ: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa xẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giãn, …
Ba mẹ là người đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ nói và thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu đã thử hết những phương pháp trên mà tình trạng của trẻ không được cải thiện, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia để được tư vấn nhé!

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox