Kế hoạch chuyển tiếp HS vào lớp Một

Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đây là khoảng thời gian trẻ phải đối đầu với nhiều thay đổi và thách thức, nhất là trẻ có nhu cầu đặc biệt. Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được cho là điểm khởi đầu của việc học tập có chủ đích. Sự khởi đầu thành công ở trường học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập và nhận thức xã hội trong tương lai của trẻ.

Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đây là khoảng thời gian trẻ phải đối đầu với nhiều thay đổi và thách thức, nhất là trẻ có nhu cầu đặc biệt. Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học được cho là điểm khởi đầu của việc học tập có chủ đích. Sự khởi đầu thành công ở trường học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập và nhận thức xã hội trong tương lai của trẻ.

Trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ có tác động lâu dài đến khả năng thích nghi với sự thay đổi của trẻ. Khoa học giáo dục Mầm non đã khẳng định, để giúp trẻ học tập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp Một ở trường tiểu học, trẻ cần được chuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ – giao tiếp – ứng xử xã hội, đức tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và một số kĩ năng cơ bản của hoạt động học tập bằng những phương pháp và hình thức phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường và gia đình.

Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học có thể nói là một thách thức lớn đối với trẻ, gia đình và nhà trường. Nếu trẻ được trang bị những kĩ năng, tâm lý cần thiết một cách hiệu quả và có khoa học thì đây sẽ là một bước lấy đà hoàn hảo để trẻ sẵn sàng bước đi trên con đường chinh phục những điều bổ ích, mới lạ với niềm say mê, hứng thú. Ngược lại, trẻ sẽ mang trong mình tâm lý tự ti, sợ đến trường và đôi khi có thể xảy ra những “cơn bùng nổ” nơi trẻ.

Trước những khó khăn và thách thức của giai đoạn từ mầm non lên tiểu học, Trung tâm Giáo dục Thành Nhân đã xây dựng Kế hoạch chuyển tiếp và triển khai cụ thể đến từng phụ huynh nhằm hỗ trợ trẻ tối đa cả về kĩ năng, tri thức và tâm thế để trẻ tự tin tham gia vào một môi trường mới.

Nội dung của Kế hoạch chuyển tiếp bao gồm:

1. Thông báo kết quả trị liệu, giáo dục trẻ theo Kế hoạch trị liệu cá nhân.

2. Đánh giá các khả năng trẻ đạt được so với những yêu cầu cần thiết để trẻ bước vào lớp 1.

3. Xây dựng Kế hoạch trị liệu cá nhân giai đoạn tiếp theo.

4. Đưa ra các gợi ý, những điều phụ huynh cần chuẩn bị khi con vào lớp 1.

5. Tổ chức lớp Tiền tiểu học (Tiền hòa nhập).

6. Hỗ trợ đề xuất trường tiểu học hòa nhập.

7. Hoàn tất thủ tục, các loại hồ sơ dành riêng cho trẻ.

8. Kết nối, hỗ trợ can thiệp, giáo dục trẻ với giáo viên trường tiểu học.

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004