Các khó khăn thường gặp ở trẻ khi tham gia sinh hoạt, học tập tại trường tiểu học

–        Kĩ năng giao tiếp, kết bạn kém, non nớt hơn các bạn cùng lứa, thường ít bạn, không được các trẻ khác yêu quý hoặc muốn chơi cùng;

–        Việc học nói chung, điểm số và kết quả học tập nói riêng thường thấp hơn khả năng thực sự vì trẻ không thể ngồi yên, tập trung học;

–        Gặp khó khăn khi học các môn học liên quan đến sự tập trung trong thời gian dài hay tưởng tượng như tập viết, ghép vần, đọc, …

–        Gặp khó khăn trong kĩ năng vận động tinh (tức vận động của hai bàn tay và các ngón tay);

–        Cảm xúc thường thay đổi nhanh và thất thường, lúc quá vui, lúc quá buồn;

–        Thường bị chỉ trích và phê phán bởi giáo viên, cha mẹ, bạn bè, … nên trẻ dễ hình thành nhân thức tiêu cực về bản thân mình, từ đó dễ phát triển thành các cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực như cho rằng mình kém cói, hay bị các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, … khi lớn lên.

Do vậy trẻ rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà trường, thầy cô, cha mẹ, bạn bè can thiệp để thay đổi hành vi chưa phù hợp của trẻ. Can thiệp hành vi có thể liên quan đến việc hỗ trợ như giúp trẻ tổ chức và hoàn thành các nhiệm vụ trong học tập. Can thiệp hành vi nhằm dạy trẻ cách để theo dõi hành vi của chính mình. Trẻ học được rằng trẻ nhận được lời khen ngợi hay phần thưởng cho hành vi mong muốn, chẳng hạn như kiểm soát được sự tức giận hoặc biết suy nghĩ trước khi hành động. Từ đó, tần suất hành vi mong muốn sẽ tăng lên, đồng thời giảm các hành vi không mong muốn. Giáo viên hoặc cha mẹ có thể tham gia vào quá trình này bằng cách cung cấp thông tin phản hồi tích cực hay tiêu cực đối với hành vi nhất định cho trẻ. Ngoài ra, quy định rõ ràng, danh sách công việc và lích trình có cấu trúc có thể giúp trẻ kiểm soát hành vi của mình.

Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về hướng can thiệp hành vi để trẻ tham gia học tập có hiệu quả tại trường tiểu học. Cha mẹ và thầy cô chú ý đón xem nhé!

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004