📣Dịch Covid – 19 (tạm gọi) ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Để giãn cách xã hội như một biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 một cách mạnh mẽ, nhiều địa phương đã có quyết định cho toàn bộ trẻ em nghỉ ở nhà không đến trường, trong đó có cả trẻ em có rối loạn phổ “Tự kỷ”. Qua nhiều diễn đàn, nhiều phụ huynh than phiền về những lo lắng, căng thẳng khi phải đối diện với sự thay đổi lớn về việc con ở nhà không đến trường can thiệp. Để xử lý với các tình huống tại nhà với trẻ, Antonio Narzisi (2020) đã có 10 lời khuyên dành cho phụ huynh có con rối loạn phổ “Tự kỷ” trong thời gian dịch Covid – 19 như sau:
🌞Giải thích cho con hiểu Covid – 19 là gì?
– Việc giải thích phải rất cụ thể vì trẻ không có nhiều ngôn ngữ/ hoặc rất khó khăn.
– Nội dung giải thích tập trung vào việc cho trẻ hiểu tại sao chúng ta phải ở nhà, và Covid – 19 là gì?
– Có thể sử dụng phương pháp giao tiếp thay thế tăng cường (AAC) hoặc có thể nhờ chuyên viên cùng thiết kế một cuốn sách nhỏ bằng tranh về Covid -19 để giải thích cho trẻ.
🌞Cấu trúc các hoạt động cuộc sống hàng ngày để trẻ có thể thực hiện
– Trẻ “Tự kỷ” thường bị thiếu hụt chức năng điều hành, vì thế trẻ có thể có khó khăn rất lớn trong việc lập kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày của mình.
– Trong giai đoạn bệnh Covdi – 19, trẻ sẽ chỉ chủ yếu sinh hoạt trong không gian ngôi nhà của mình. Vì thế, các thành viên trong gia đình cùng trẻ xây dựng một kế hoạch (cấu trúc) các hoạt động trong một ngày của trẻ với các địa điểm/ phòng/ khu vực khác nhau. Cấu trúc hoạt động này có thể ban đầu hướng dẫn trẻ bằng tranh/ sau đó hướng dẫn trẻ bằng hoạt động thực tế và tuân thủ nguyên tắc các hoạt động như vậy cho suốt quá trình để trẻ có thể thực hiện theo.
🌞Thiết lập các hoạt động chơi cùng trẻ có cấu trúc hoặc bán cấu trúc.
– Trẻ “Tự kỷ” rất thích chơi thường khó khăn trong một số kiểu chơi vì các vấn đề giác quan hoặc khó khăn nhận thức của trẻ.
– Vì thế cha mẹ hãy lựa chọn các hoạt động mà trẻ thích thay vì hoạt động mà cha mẹ bắt con phải theo mong đợi của cha mẹ. Nhiều hoạt động chơi có thể vượt quá khả năng/ năng lực của trẻ có thể làm trẻ khó khăn hoặc phản ứng tiêu cực mạnh mẽ. VD chơi với LEGO là một giải pháp hiệu quả.
🌞Sử dụng các trò chơi được thiết kế cùng trẻ.
– Các trò chơi được thiết kế có thể hữu ích để cải thiện năng lực nhận thức xã hội, cảm xúc, cử chỉ tình cảm và các tình huống cảm xúc cho trẻ “Tự kỷ”. Trò chơi có thể là một nguồn tài nguyên rất cơ bản cho sự phát triển của trẻ. Các trò chơi này có thể được chúng ta thiết kế, hoặc tìm trên mạng và tải xuống miễn phí từ các trang chuyên biệt, hoặc thảo luận với chuyên viên đang can thiệp trẻ tại trung tâm.
🌞Sử dụng trò chơi điện tử cùng cha mẹ
– Trẻ “Tự kỷ” thường bị hấp dẫn bởi trò chơi điện tử (mà hình như trẻ nào cũng thế,hihihi), đặc biệt trong giai đoạn không đến trường.
– Việc không thể tránh cho trẻ chơi máy tính, thì tại sao cha mẹ không sử dụng các trò chơi trực tuyến như cách thức chơi cùng con và giúp trẻ phát triển.
– Tuy nhiên, cần phải được thiết lập một khung nguyên tắc để trẻ tuân theo. Hoặc có thể coi việc chơi trò chơi điện tử như là phần thưởng được mong đợi nếu trẻ đạt được các hoạt động/ bài tập nào đó.
– Việc chơi trò chơi củng cần phải được chơi cùng cha mẹ/ hoặc người chăm sóc.
🌞Cha mẹ cùng chia sẻ những sở thích với trẻ
– Trẻ “Tự kỷ” thường có những sở thích rập khuôn, thu hẹp và ngày càng nhiều bằng chứng thừa nhận lợi ích tiềm tàng của các sở thích đặc biệt này (mặc dù nó có thể là đặc trưng/ dấu hiệu).
– Chính vì thế, nếu cha mẹ chú ý đến các sở thích đặc biệt này và hỗ trợ trẻ phát triển các sở thích đó một cách nghiêm túc thì có thể lại trở thành một lợi ích tích cực. VD: nhiều trẻ có sở thích xe lửa, bản đồ, các loại động vật, điện tử … Vì thế trong giai đoạn ở nhà này, cha mẹ có thể lên kế hoạch cùng con chia sẻ các sở thích đó của trẻ cho các hoạt động trong ngày.
🌞Tiếp tục các liệu pháp tâm lý cho trẻ có chức năng cao.
– Có một thực tế là trẻ rối loạn phổ “Tự kỷ” có kèm theo một số các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm hoặc một số vấn đề hành vi ngoại hoá như gây hấn, bạo lực, xâm kích … Các rối loạn tâm thần này có thể làm suy giảm sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở tuổi thanh thiếu niên. Giai đoạn Covid -19 cũng có thể là giai đoạn làm gia tăng rối loạn tâm thần ở trẻ, thậm chí nhiều trẻ chưa biết phải ngưng việc trị liệu vì Covid – 19. Do đó, việc trị liệu liên tục cho trẻ là rất cần thiết, việc trị liệu này có thể thông qua Video call hoặc các phương thức qua internet khác. (Lưu ý là với trẻ có năng lực ngôn ngữ nhất định/ chức năng cao).
🌞Cha mẹ/ người chăm sóc cần phải được hỗ trợ và tư vấn hàng tuần
– Cha mẹ/ người chăm sóc trẻ “Tự kỷ” cũng trải nghiệm khá nhiều căng thẳng và bị ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề hơn các trẻ có khuyết tật khác, hoặc trẻ có sự phát triển bình thường. Hơn thế, cha mẹ có con rối loạn phổ “Tự kỷ” cũng thiếu khá nhiều các kỹ năng chơi/ can thiệp cho trẻ tại nhà, thiếu hiểu biết về các vấn đề đặc trưng của trẻ.
– Chính vì thế, rất hữu ích nếu cha mẹ được tham vấn và hỗ trợ trực tiếp từ nhà tâm lý hoặc chuyên viên can thiệp cho trẻ hàng tuần. Cha mẹ cũng có thể gửi các clip ngắn về hành vi của trẻ, hoặc cách thức chơi với trẻ để thảo luận và cùng nhà trị liệu tìm ra cách thức tích cực hơn.
🌞Duy trì liên hệ với nhà trường/ trung tâm can thiệp cho trẻ
– Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, sự hợp tác giữa trung tâm/ chuyên viên với phụ huynh và sự kết nối giữa giáo viên của trẻ với trẻ có tác động tích cực đến việc học tập của trẻ “Tự kỷ”. Điều quan trọng là phụ huynh dành thời gian để cùng trẻ giải quyết các bài tập tại nhà, thói quen này cần được duy trì, nhất là trong giai đoạn nghỉ dịch Covid – 19.
– Để có duy trì các mối liên hệ xã hội, trẻ phải thường được có các tiếp xúc ít nhất 1 lần 1 tuần với chuyên viên của mình, hoặc là bạn học nếu trẻ lớn hơn. Việc tiếp xúc này có thể thông qua video, trực tuyến hoặc gọi qua điện thoại.
– Hãy duy trì liên hệ này và không nên ngắt các kết nối, việc duy trì sẽ giúp trẻ có sự liên tục và kết nối xã hội tốt hơn.