Rối loạn phổ tự kỉ (ASD) không còn bí ẩn mà giờ đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nó và cùng với sự hiểu biết đó, chúng ta có sự đồng cảm và hỗ trợ. Trẻ em mắc ASD nhìn và xử lý thế giới khác với những trẻ không mắc ASD. Không chỉ thế trẻ em mắc ASD thường có nhiều hành vi bất thường. Cùng chúng tôi tìm hiển 5 hành vi tiết lộ trẻ có thể mắc ASD
1. Hành vi rập khuôn, định hình
Các hành vi rập khuôn, định hình của trẻ mắc ASD có thể có nhiều dạng rất khác nhau: Trước hết hành vi rập khuôn, định hình của trẻ được thể hiện ở sự lặp từ. Một số trẻ có các định hình về các vận động cơ thể, như liên tục chạm cằm hoặc là có hành động lặp lại như xoay bàn tay hay cổ, lắc lư người, vỗ tay, ầm ừ, xoay tròn hoặc gõ vào vật… đây có thể là sự tự phong tỏa của trẻ để chống lại những kích thích từ bên ngoài, là cách để trẻ cảm thấy an toàn. Những cử động mang tính chất rập khuôn, đặc biệt là đập tay, gõ tay, lắc lư qua lại hoặc làm những dáng điệu với những ngón tay được coi như là đặc điểm nhận dạng trẻ mắc ASD.
2. Hành vi tự kích thích
Hành vi tự kích thích cũng là loại hành vi thường thấy ở trẻ mắc ASD. Chúng có thể kích thích thị giác của mình bằng cách nheo mắt liên tục, có thể lắc lư người để có cảm giác đu đưa… Một số trẻ có thể tự kích thích cơ quan sinh dục của mình mỗi lần được phép chơi tự do.
3. Hành vi xâm kích
Trẻ mắc ASD rất hay có những hành vi xâm kích, có thể là tự xâm kích hoặc có thể là xâm kích người khác. Ở mức độ nhẹ, chúng có thể gõ nhẹ vào đầu, ở mức độ cao hơn chúng có thể cắn vào chân tay mình, dùng ghế đập vào đầu mình… hành vi này đặc biệt hay xảy ra khi trẻ không hài lòng với một điều gì đó, khi cần được làm gì đó mà không biết làm thế nào để yêu cầu…Trẻ cũng có thể xâm kích người khác. Hành vi xâm kích nhiều lúc không hề có lí do rõ ràng, chúng có thể ôm ghì lấy người bên cạnh, xông vào cắn hoặc cấu nhẹ một cái rồi bỏ đi…
4. Hành vi chống đối
Trẻ có thể thể hiện hành vi chống đối của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, hướng tới các đối tượng khác nhau. Có trẻ hướng hành vi chống đối vào người khác (đánh lại, bỏ chạy…) có trẻ hướng vào đồ vật xung quanh (đập phá đồ), có trẻ hướng hành vi đó vào chính mình (tự đánh mình, cào cấu…), có trẻ thể hiện sự chống đối bằng cách im lặng, không thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hiện cho qua quýt…
5. Hành vi tăng động hoặc ù lì
Trẻ mắc ASD có thể ở 2 thái cực khác nhau, có trẻ hoạt động quá nhiều trong khi có trẻ lại hoạt động quá ít. Những trẻ có hành vi tăng động thường đi lại, chạy nhảy liên tục, chúng không thể tập trung để hướng vào một hành động nào đó đủ dài. Những trẻ ù lì là những trẻ quá lười hoạt động, chúng thường ngồi hoặc nằm một chỗ, thờ ơ với các kích thích xung quanh. Nếu bị ép chúng thường thực hiện cho xong việc rồi lại trở về trạng thái ù lì.
Can thiệp hành vi bất thường cho trẻ ASD là công việc cấp thiết và quan trọng nhất trong quá trình can thiệp, trị liệu trẻ. Bởi đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây khó khăn cho trẻ khi học tập và hòa nhập. Can thiệp hành vi là một công việc rất phức tạp, cần nhiều thời gian, công sức và sự phối hợp của tất cả mọi người xung quanh trẻ. Do vậy, mỗi trẻ cần có một Chiến lược can thiệp hành vi cụ thể.
Trẻ mắc ASD không phải lúc nào cũng biểu hiện giống nhau. ASD có thể biểu hiện với nhiều hành vi hơn những người khác. Dù bằng cách nào, con bạn cũng trông đợi vào bạn để được yêu thương, hướng dẫn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan