Dạy trẻ các kĩ năng tổ chức, hoàn thành nhiệm vụ

1. Dạy các kĩ năng tổ chức

Nhiều trẻ có KKVH có thể dễ dàng bị sao lãng, khó tập trung chú ý vào các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, các kĩ năng sau đây có thể giúp trẻ tổ chức , hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập hằng ngày khác:

– Sử dụng các cặp file có màu sắc đánh dấu khác nhau hoặc túi clear phân chia thành các ngăn đựng bài tập của từng môn học;

– Sổ ghi chép hằng ngày (báo bài): trẻ cần có một quyển sổ ghi chép lại các công việc, bài tập hằng ngày;

– Thu dọn bàn và cặp sách: yêu cầu trẻ thường xuyên dọn dẹp khu vực học tập và cặp sách của trẻ;

– Sử dụng công cụ hỗ trợ trực quan như biểu ngữ, biểu đồ, danh sách, biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột ở các khu vực trong lớp học để nhắc nhở trẻ về chủ đề được học.

 

2.Dạy các kĩ năng học tập

Trẻ có KKVH thường gặp nhiều khó khăn trong học tập. Các chiến lược sau đây có thể giúp trẻ phát triển các kĩ năng học tập cần thiết:

– Sơ đồ Venn: Dạy trẻ sử dụng sơ đồ Venn để minh họa hoặc tổ chức các khái niệm trong môn Tiếng Việt, Toán và các môn học khác;

– Kĩ năng ghi chú: dạy trẻ ghi chú lại các khái niệm quan trọng khi học;

– Bảng kiểm lỗi sai thường gặp phải: đưa cho trẻ một bảng kiểm những lỗi sai mà trẻ thường xuyên mắc phải khi làm bài tập (ví dụ: dấu chấm câu), toán học (ví dụ: cộng hoặc trừ sai), … Dạy trẻ cách sử dụng danh sách này khi kiểm tra lại và sửa bài của mình ở nhà và ở trường;

– Bảng kiểm đồ dùng và các bài tập về nhà: giáo viên cung cấp cho trẻ một bảng kiểm để xác định danh mục chi tiết đồ dùng và bài tập về nhà cần thiết (ví dụ: sách, bút chì và tờ bài tập về nhà);

– Không gian học tập gọn gàng: hướng dẫn trẻ cách chuẩn bị một không gian học tập gọn gàng, ngăn nắp để hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: hướng dẫn trẻ thu gọn những cuốn sách hoặc các đồ dùng khác không cần thiết trước khi bắt đầu làm bài tập của mình;

– Quản lý bài tập về nhà: theo dõi các bài tập về nhà của trẻ. Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để giải quyết bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc hoàn thành bài tập về nhà.

Ví dụ: đánh giá độ khó của bài tập và thời gian mà trẻ dành để hoàn thành bài mỗi tối. Giáo viên lưu ý chất lượng bài tập quan trọng hơn số lượng. Bài tập là một phần quan trọng giúp trẻ phát triển các kĩ năng học tập, bài tập nên được sử dụng để củng cố các kĩ năng và xem lại các phần đã học trên lớp.

 

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004