Những lưu ý dành cho giáo viên khi làm việc với trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học

Xác định giá trị của mỗi trẻ trong lớp

  • Trẻ trong lớp nghe những gì giáo viên nói, xem những gì giáo viên làm và chú ý đến cách giáo viên hành động. Các trẻ sẽ xem cách giáo viên nhìn nhận về tất cả trẻ, đặc biệt là về trẻ có nhu cầu đặc biệt như trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý.
  • Sử dụng cách nói phù hợp, ví dụ “Em T có khó khăn về tuân thủ và tập trung chú ý”, thay vì nói “Em T là một đứa trẻ hư”.
  • Khi một trẻ khác hỏi về trẻ có nhu cầu đặc biệt, giáo viên cần trả lời chân thành và cởi mở. Giáo viên đưa ra đủ thông tin cho trẻ thấy rằng bạn của mình có những khó khăn trong học tập và cần được giúp đỡ. Giáo viên phải luôn giải thích rằng mọi người đều có thể làm tốt nhiều thứ và mọi người đều cần được giúp đỡ ở thời điểm nào đó.
  • Không bao giờ nói về trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý như không có sự hiện diện của trẻ ở đó.

Giúp trẻ trong lớp chấp nhận bạn mình có nhu cầu đặc biệt

  • Giáo viên cần giúp trẻ trong lớp nhận được giá trị từ việc tham gia của trẻ mắc Rối loại Tăng động Giảm chú ý vào các hoạt động của lớp học. Tìm cách để giúp trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý tham gia vào các hoạt động và lịch trình hằng ngày.
  • Nhắc nhở trẻ em trong lớp rằng mọi người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu và luôn lưu ý rằng tất cả các trẻ đều có thể học tập, một vài trẻ cần nhiều thời gian hơn và rèn luyện nhiều hơn.
  • Xác định một cách rõ ràng về việc giáo viên có những chính sách chống lại việc bắt nạt, trêu chọc, cười nhạo người khác. Dạy trẻ nên làm gì khi bị ai đó trêu chọc.

Tìm kiếm cơ hội để giúp trẻ học các kỹ năng

  • Giúp trẻ học cách kết bạn và duy trì tình bạn để tương tác với những người xung quanh và để học hỏi người lớn những kỹ năng quan trọng.
  • Giúp trẻ học các kỹ năng để kết bạn với những trẻ mắc Rối loạn Tăng động Giảm chú ý.

Lưu ý: Trẻ em học các kỹ năng xã hội qua quan sát, trải nghiệm và chơi, trẻ có nhu cầu đặc biệt thường gặp khó khăn với những ký hiệu xã hội.

Ví dụ: Trẻ không biết cách quan sát dấu hiệu các bạn có đón nhận mình vào nhóm chơi hay không, cũng như không biết cách hỏi những trẻ khác để được tham gia vào nhóm chơi.

Nhắm tới năng lực của trẻ trong các tình huống xã hội:

  • Một trong những mục tiêu cơ bản của lớp học tiểu học là trẻ học để có năng lực xã hội.
  • Tự tin là đặc điểm cần có vì nó có thể giúp trẻ tham gia vào các tình huống mới lạ, trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động mới.
  • Trẻ em học thông qua quan sát, nhưng điều này khó đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Trẻ có thể bắt chước những hành vi quan sát được ở những trẻ khác, hành vi này có thể cho phép trẻ được các trẻ khác dễ chấp nhận hơn.

Bài viết liên quan

 

 

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004