]
1. Biểu hiện hoạt động quá mức
– Thường vặn vẹo tay, chân hoặc cả người khi ngồi trên ghế;
– Thường rời khỏi chỗ ngồi, tự do đi lại trong lớp học;
– Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức, không an toàn trong giờ ra chơi;
– Thường gặp khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí một cách trật tự;
– Thường chen lấn, không nhường nhịn bạn trong khi chơi;
– Thường xuyên trong trạng thái hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ;
– Hay thực hiện nhiều hoạt động cùng lúc, bỏ dở giữa chừng;
– Nói nhiều quá mức, không đúng thời điểm, không đúng nội dung đang tham gia;
– Thường đưa ra câu trả lời trước khi người khác kết thúc câu hỏi;
– Thường gặp khó khăn khi phải chờ đến lượt;
– Thường ngắt hoặc xen ngang vào việc của người khác.
2. Biểu hiện giảm chú ý
– Thường không chú ý đến chi tiết, bất cẩn trong việc học tập, sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, hay xảy ra sự cố;
– Thường gặp khó khăn trong việc suy trì sự chú ý trong học tập hoặc vui chơi;
– Thường không chú ý lắng nghe khi tham gia nói chuyện trực tiếp với người khác, khi nghe cô giáo giảng bài;
– Thường không nghe theo hướng dẫn và không hoàn thành việc học tập (không chú ý làm bài, làm chậm hơn các bạn, …);
– Thường mất những thứ cần thiết cho học tập và sinh hoạt như bút, thước, gôm, sách, vở, quần áo, …
– Dễ dàng bị phân tán bởi các kích thích bên ngoài như âm thanh, ánh sáng, màu sắc, …
Những khó khăn này của trẻ cần rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà trường, giáo viên, cha mẹ và sự nỗ lực từ chính bản thân trẻ trong một thời gian dài thì mới có thể khắc phục và giúp trẻ có thể tham gia học tập tại trường tiểu học và học đạt kết quả tốt.
Bài viết liên quan