Tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ

 

A. Khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh, biểu hiện ở hiện tại hay đã có tiền sử:

1. Khiếm khuyết về sự trao đổi cảm xúc – xã hội ; ranh giới từ cách tiếp cận xã hội không bình thường và thiếu hụt khả năng thực hiện hội thoại thông thường do giảm sự chia sẻ, quan tâm, cảm xúc và phản ứng tới sự thiếu hụt hoàn toàn về khả năng bắt chước tương tác xã hội.

2. Khiếm khuyết về hành vi giao tiếp không lời được sử dụng trong tương tác xã hội; ranh giới từ sự hạn chế về khả năng phối hợp giao tiếp có lời và không lời do sự khác thường trong tương tác mắt và ngôn ngữ cơ thể, hoặc thiếu hụt trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời, tới sự thiếu hụt hoàn toàn về thể hiện nét mặt và cử chỉ.

3. Khiếm khuyết về khả năng phát triển và duy trì quan hệ phù hợp với mức độ phát triển danh giới từ khó khăn trong điều khiển hành vi để đáp ứng phù hợp với bối cảnh xã hội tới khó khăn trong tham gia chơi giả vờ và trong việc kết bạn; tới thể hiện sự thiếu quan tâm đến sự có mặt của người khác.

B. Sự giới hạn, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động, thể hiện tối thiểu ở 2 biểu hiện, biểu hiện ở hiện tại hay đã có tiền sử:

1. Rập khuôn và lặp đi lặp lại lời nói, cử động hoặc hoạt động với đồ vật (như lặp đi lặp lại những cử động đơn giản, nhại lời, lặp đi lặp lại hành động với dồ vật, hoặc cách thể hiện đặc trưng).

2. Duy trì thói quen một cách thái quá, hành vi có lời và không lời theo khuôn mẫu hoặc chống lại sự thay đổi (như cử động theo một nghi thức khuôn mẫu, khăng khăng với lộ trình hoặc thức ăn, lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc căng thẳng dữ dội khi có một thay đổi nhỏ).

3. Thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ với một số thứ với cảm xúc và sự tập trung cao (như gắn bó một cách mạnh mẽ hoặc bận tâm dai dẳng bởi những đồ vật khác thường, sở thích hạn hẹp và duy trì một cách thái quá).

4. Phản ứng cảm giác đầu vào trên hoặc dưới ngưỡng hoặc quan tâm đến một kích thích từ môi trường ở mức không bình thường (như thờ ơ với cảm giác đau/ nóng/ lạnh, phản ứng ngược lại với âm thanh và chất liệu cụ thể, nhạy cảm quá mức khi ngửi hoặc sờ vào đồ vật, mê mẩn với ánh đèn hoặc vật quay tròn).

C. Những dấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi còn nhỏ (nhưng có thể không biểu hiện hoàn toàn rõ nét cho tới khi vượt quá giới hạn).

D. Những dấu hiệu trên phải làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực chức năng quan trọng khác.

E. Những rối loạn trên không được giải thích bởi khuyết tật trí tuệ hoặc trì hoãn phát triển thông thường; khuyết tật trí tuệ và tự kỷ thường xuất hiện cùng nhau nên thường có chẩn đoán cặp đôi khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.

Bài viết liên quan

 

 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004