Chấp nhận và tôn trọng con trẻ

Trong một bản tổng kết quá trình nghiên cứu 25 năm về hiệu quả của trị liệu tâm lý, Lebow (2007) đã kết luận rằng với bất kỳ phương án chữa trị nào đã được sử dụng, trị liệu tâm lý hầu như chỉ có tác dụng khi giữ bệnh nhân và nhà trị liệu có một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực. Một số nhân tố góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực đó là sự chấp nhận, sự ấm áp, quan tâm và mang tới cho nhau những hy vọng hay mong đợi tích cực nói chung.

Chúng ta phải điều chỉnh mong muốn của mình như thế nào để có thể phát triển và duy trì quan hệ tích cực với con cái? Dưới đây là ba yếu tố chủ chốt. Chúng ta phải:

Có khả năng kiểm soát sự thất vọng của chính mình trước khi có thể làm giảm sự thất vọng ở trẻ.

Kiểm soát sự thất vọng của chính mình• Coi những hành vi thách thức của con như là một phần của sự phát triển bình thường. • Đừng xem những hành động của con tốt xấu thế nào là do khả năng của chúng ta, mà hãy coi đó là biểu hiện trẻ không có khả năng xoay xở với sự thất vọng. • Hiểu rằng những hành vi có vấn đề chỉ mang tính tạm thời cho tới khi chúng ta có thể tìm ra được cách tốt hơn để xử lý và ngăn chặn những tình huống khó khăn. Phát triển năng lực• Hướng trẻ vào những công việc gia đình như cùng giặt giũ, chuẩn bị bàn ăn, cùng nấu bữa tối hoặc dọn dẹp.• Xác định những lĩnh vực trẻ có khả năng tự nhiên đặc biệt và nghĩ ra các hoạt động trong những lĩnh vực này (hãy nghĩ tới những lĩnh vực như thể dục, âm nhạc, múa, hội họa, hoặc nhữngđam mê nghiên cứu nhất định).• Tránh những đòi hỏi vượt ngoài khả năng.• Khen ngợi nỗ lực của các em (hơn là chỉ khen ngợi khả năng) khi các em tham gia một dự án hay một hoạt động mới.

Giúp con cảm thấy có khả năng trước bạn và tránh “trạng thái tuyệt vọng do huấn luyện”

Tránh mất phương hướngNếu như, thay vì lập kế hoạch để thành công, chúng ta lại đặt trẻ vào những tình huống mà các em không thể đáp ứng được mong muốn của ta, rồi liên tục phê bình các em, thì các em sẽ trở nên nhụt chí, không chịu lắng nghe và hình thành trạng thái “tuyệt vọng do huấn luyện”.Nguyên tắc 80/20Để giúp các em cảm thấy có động lực và có khả năng với chúng ta, trước tiên ta phải giao cho các em những việc mà các em có thể hoàn thành, chứ không phải các việc các em không thể làm được. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này thường được hiểu với nguyên tắc 80/20. Trước tiên, giao cho các em em 80% bài tập mà các em có thể giải được trước khi giao 20% bài tập khó hơn.Lường trước nản lòng như một phần của sự học hỏiLà những bậc cha mẹ và thầy cô, chúng ta phải giúp con em mình nhìn nhận thất bại và sự nản chí như một phần ban đầu của quá trình học hỏi. Tiếp đó, ta cần truyền cho các em hi vọng rằng nỗ lực không mệt mỏi sẽ giúp các em vượt qua những thách thức này. Chúng ta cần khen ngợi những nỗ lực của các em hơn là chỉ khen ngợi những khả năng sẵn có.

Tránh thường xuyên so găng với trẻ.

Khi nào nên tránh việc so găngĐấu tranh quyền lực không ngừng chỉ gây căng thẳng cho mọi người và dần dần phá vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một trong những câu hỏi hóc búa nhất mà cha mẹ và thầy cô hay đặt ra là khi nào họ nên ép trẻ làm việc gì đó, và khi nào họ nên tránh đấu tranh quyền lực. Bằng cách : Nếu trẻ đã được chuẩn bị để đối mặt với thử thách và đã được dạy những kỹ năng để đối phó với tình huống đó, chúng ta có thể yêu cầu các em làm, bỏ qua sự kháng cự của các em và để đấu tranh quyền lực diễn ra. Nếu trẻ chưa có kỹ năng đối mặt với thử thách, chúng ta nên tránh làm điều đó.Nhìn chung khi chúng ta chấp nhận và tôn trọng con trẻ, chúng ta đã góp phần thiết lập một mối quan hệ tích cực mà nhờ đó ta có thể giúp các em học tập. Những cách sau đây đều là những cách chúng ta có thể phải điều chỉnh mong muốn của mình với con trẻ để có thể duy trì một quan hệ tốt đẹp

Để kiểm soát sự nản lòng, chấp nhận và tôn trọng con trẻ cần:  

  • Coi những hành động thách thức của trẻ như một phần sự phát triển bình thường của các em. 
  • Nhận thức rằng những hành động thách thức của trẻ không phải là do khả năng của ta, mà chỉ là một biểu hiện cho thấy trẻ còn thiếu khả năng đối mặt với sự thất bại, nản lòng. 
  • Hiểu rằng những hành vi thách thức là tạm thời, cho đến khi chúng ta có thể tìm ra những cách tốt hơn để ngăn những tình huống khó khăn đó. 
  • Lập kế hoạch để trẻ tiếp cận với những yêu cầu đơn giản, xây dựng sự tự tin trước khi thử thách các em với những yêu cầu khó hơn. 
  • Dạy các em chấp nhận nản lòng như một phần của quá trình học hỏi chứ không phải dấu hiệu của thất bại. Tránh so găng với trẻ khi trẻ chưa được học những kỹ năng giải quyết một tình huống cụ thể.

#Tríchnguồn: #XOÁSỔNHỮNGCƠNBÙNGNỔTÂMLÝTài liệu dịch từ quỹ CLB Gia đình trẻ Tự kỷ Hà Nội – tháng 11 năm 2011

Bài viết liên quan

You cannot copy content of this page

WordPress Lightbox
Hotline: 0933 257 004