CÁNH CỔNG CHO CON BƯỚC VÀO THẾ GIỚI
Bố mẹ có bao giờ nghĩ rằng mọi thứ con nhìn thấy, mọi cảm nhận và suy nghĩ của con về thế giới như thế nào không?
Có lẽ xưa nay, bố mẹ đã bỏ ngỏ điều này hoặc nghĩ rằng hai thế giới của bố mẹ và con cái đều giống nhau!
Thật sự thì không phải như vậy đâu các bố mẹ ạ!
Bởi vì các con có thể không bị khiếm khuyết về các giác quan, về các cơ quan cảm nhận, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy các con bị mất đi chức năng của thị giác, thính giác, xúc giác, … nhưng các con bị chứng RỐI LOẠN CẢM NHẬN.
Nghe có vẻ rất chuyên nghành và hơi phức tạp. Nhưng bố mẹ hãy chịu khó quan sát và tìm hiểu nhé. RỐI LOẠN CẢM NHẬN không phải là do các giác quan bị khiếm khuyết gây ra mà là do việc XỬ LÝ CÁC THÔNG TIN của các giác quan.
Ví dụ : tai của trẻ có thể không bị ảnh hưởng gì cả và em có thể nghe bình thường nhưng có vấn đề trong việc xử lý kích thích thính giác. Do đó, con có thể nghe được một vài âm thanh mà người lớn chúng ta không hề nghe thấy do não nhận được nhiều kích thích thính giác hơn bình thường
Chúng ta cảm nhận thế giới qua 7 giác quan:
- Cơ quan xúc giác
- Cơ quan tiền đình
- Hệ thống thụ thể : ở các khớp, cơ, gân.
- Khứu giác
- Vị giác
- Thính giác
- Thị giác
Các rối loạn cảm nhận có nguyên nhân vì:
- Não nhận được quá nhiều kích thích giác quan
- Não nhận được quá ít kích thích giác quan
Khi bị rối loạn cảm nhận, 1 trong 7 giác quan ấy sẽ gây cho con rất nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống hàng ngày và học tập cũng như tâm lý và giao tiếp học tập của con.
Bố mẹ nhìn thấy con mình ngày càng tự ti, sống khép kín với mọi người, bạn bè xung quanh. Bố mẹ thấy con nói ít hơn, ít giao tiếp, cười nói hơn. Có bao giờ bố mẹ thắc mắc nguyên nhân từ đâu không. Vì con đang lạc lõng trong thế giới của mình, thế giới trong con không giống bạn bè xung quanh!
Một cậu bé 4 tuổi có gương mặt rất bụ bẫm và đáng yêu nhưng hiếm khi cười nói với ai, con gặp vấn đề trong việc đi lại và nhìn mọi thứ xung quanh vì con bị rối loạn cảm nhận thị giác. Mọi thứ con thấy không giống mọi người, cánh cửa và bức tường rất thẳng thắn nhưng trong mắt con lại rất cong, mọi thứ đều cong đến kì lạ. Dẫn đến việc xác định vị trí và đi qua cánh cửa đối với con thật sự khó khăn. Con dần trở nên lười đi lại, lười vận động hơn.
Điều đó thật sự không tốt phải không bố mẹ! Con sẽ càng ngày càng khép kín hơn, sức khỏe yếu hơn và điều buồn nhất là con không cảm nhận được chính xác thế giới muôn màu này.
Bố mẹ hãy cùng con bước ra thế giới lạc lõng ấy bằng cách phát hiện sớm và can thiệp cho con. Càng sớm càng tốt nhé bố mẹ!
Tùy thuộc vào rối loạn cảm nhận ở giác quan nào mà bố mẹ sẽ có cách can thiệp phù hợp. Với các biện pháp tâm lý, tập trung vào các bước phát triển và việc học của con từ nhỏ sẽ giúp con khắc phục được phần nào sự thiếu hụt hoặc tăng lên của các kích thích.
Cậu bé 4 tuổi ngày nào còn nhút nhát, tư ti nay đã lớn khôn và làm việc như một người bình thường rồi các bố mẹ ạ. Nhờ vào sự kiên trì tập luyện và áp dụng đúng phương pháp cũng như tình yêu thương của bố mẹ.
Để biết thêm các phương pháp trị liệu cho trẻ, hãy gửi thư về địa chỉ: tamlythanhnhan@gmail.com
CÙNG CON CẢM NHẬN MỘT THẾ GIỚI TƯƠI ĐẸP HƠN