can thiệp cường độ cao và liên tục

Nguyên Tắc Can Thiệp Cường Độ Cao và Liên Tục: Chìa Khóa Giúp Trẻ Có Nhu Cầu Giáo Dục Đặc Biệt Phát Triển Tối Ưu

Nguyên tắc can thiệp cường độ cao và liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt (GDBĐ). Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và phương pháp triển khai hiệu quả nguyên tắc này trong bài viết sau đây!

1. Nguyên Tắc Can Thiệp Cường Độ Cao và Liên Tục Là Gì?

Trong mỗi buổi can thiệp, trẻ sẽ được hướng dẫn tham gia tập trung cụ thể vào một số hoạt động học tập, thực hành và trị liệu một cách liên tục, thay vì chỉ tiếp cận trong thời gian ngắn, ngắt quãng hoặc trải rộng quá nhiều (phong phú) nội dung. Các buổi can thiệp được thực hiện liên tiếp theo Kế hoạch can thiệp cá nhân, được thiết kế riêng biệt cho từng trẻ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các em, tối ưu khả năng của các em. Nhờ đó, nội dung giảng dạy trở nên rõ ràng, tiến trình can thiệp đạt kết quả nhanh và đảm bảo tính nhất quán.

Học viên nhỏ hơn 7 tuổi trong giờ can thiệp cá nhân

2. Nghiên Cứu Khoa Học Về Nguyên Tắc Can Thiệp Cường Độ Cao và Liên Tục 

Nghiên cứu của Lovaas (1987) đã so sánh hai nhóm trẻ có nhu cầu GDĐB: một nhóm nhận 40 giờ can thiệp cá nhân mỗi tuần và một nhóm chỉ nhận 10 giờ can thiệp cá nhân hoặc ít hơn. Kết quả cho thấy nhóm được can thiệp 40 giờ có chỉ số IQ cao hơn và khả năng hòa nhập trường học tốt hơn so với nhóm còn lại.

Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh số giờ can thiệp càng nhiều thì trẻ càng có cơ hội tiếp thu và phát triển kỹ năng tốt hơn, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi:

📌 Trẻ từ 2 đến 7 tuổi hưởng lợi nhiều nhất từ can thiệp hành vi chuyên sâu

Nghiên cứu của Granpeesheh et al. (2009) cho thấy rằng trẻ nhỏ được can thiệp càng nhiều giờ thì càng học được nhiều kỹ năng hơn. Không có giới hạn cố định về hiệu quả của can thiệp sớm—nghĩa là, dù số giờ can thiệp tăng lên, lợi ích mang lại cho trẻ vẫn tiếp tục cải thiện, thay vì đạt đến một mức tối đa rồi dừng lại.

📌 Trẻ lớn hơn vẫn có thể tiến bộ nhờ can thiệp hành vi

Theo nghiên cứu của Linstead et al. (2016), không chỉ trẻ nhỏ mà cả trẻ lớn tuổi hơn cũng hưởng lợi từ can thiệp hành vi.

  • Cường độ can thiệp quan trọng hơn thời gian kéo dài: Việc tăng số giờ trị liệu mỗi tuần giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn so với duy trì trị liệu trong thời gian dài nhưng với số giờ ít.

Chẳng hạn, một trẻ tham gia can thiệp cá nhân 6 giờ/ngày trong 2 năm sẽ có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với trẻ chỉ can thiệp cá nhân 3 giờ/ngày trong 4 năm.

  • Trẻ nhận can thiệp với cường độ cao (trên 30 giờ/tuần) có sự phát triển kỹ năng nhanh hơn và nhiều hơn.
  • Không có bằng chứng cho thấy trẻ bị quá tải khi tham gia trị liệu từ 20 đến 40 giờ/tuần (tương đương 3 – 6 giờ/ngày, 6 ngày/tuần).

Ngoài ra, Yoder et al. (2020) phát hiện rằng trẻ mắc tự kỷ ở mức độ nhẹ (ADOS-2 từ 3 đến 5 điểm) có sự tiến bộ rõ rệt về giao tiếp khi nhận 25 giờ/tuần so với nhóm chỉ nhận 15 giờ/tuần. Điều này càng củng cố tầm quan trọng của việc đảm bảo đủ số giờ trị liệu để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh số giờ can thiệp, thời điểm bắt đầu can thiệp cũng rất quan trọng. Haraguchi et al. (2020) xác định rằng trẻ bắt đầu can thiệp càng sớm thì kết quả đạt được càng cao. Đặc biệt, trẻ nhận can thiệp, trị liệu liệu cá nhân (1-1) với số giờ cao có sự tiến bộ đáng kể về ngôn ngữ, hiệu quả hơn so với trị liệu nhóm trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.

Reichle et al. (2021) nhấn mạnh rằng mức độ can thiệp cần được điều chỉnh linh hoạt theo từng trẻ thay vì áp dụng chung một mức cố định. Không có một con số lý tưởng áp dụng cho tất cả trẻ CNCGDĐB, mà cần cá nhân hóa kế hoạch can thiệp để đạt hiệu quả tối ưu.

Học viên lớn hơn 7 tuổi trong giờ can thiệp cá nhân

3. Tầm Quan Trọng Của Việc Đảm Bảo Nguyên Tắc Can Thiệp Cường Độ Cao và Liên Tục

Nguyên tắc can thiệp cường độ cao và liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, nhận thức, vận động và tự lập của trẻ có nhu cầu GDĐB, giúp các em tiến bộ một cách hiệu quả.

Thứ nhất, can thiệp cường độ cao giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ bằng cách tạo điều kiện thực hành thường xuyên, giúp củng cố và nâng cao kỹ năng. Các kỹ năng được chia nhỏ và giảng dạy rõ ràng, đảm bảo kết quả đạt được nhanh chóng và nhất quán. Nhờ đó, trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện và tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như giao tiếp, nhận thức và vận động.

Thứ hai, can thiệp liên tục giúp giảm nguy cơ thoái lui, đảm bảo trẻ duy trì sự nhất quán trong quá trình học tập và phát triển. Nhờ sự lặp lại và duy trì ổn định, trẻ không bị mất đi những kỹ năng đã học.

Thứ ba, can thiệp cường độ cao giúp trẻ nâng cao khả năng hòa nhập. Việc rèn luyện thường xuyên giúp trẻ dần hình thành và củng cố vững chắc các kỹ năng cần thiết, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động học tập và xã hội, tạo nền tảng cho sự hòa nhập bền vững.

4. Trung Tâm Thành Nhân – Đồng Hành cùng Trẻ Mỗi Ngày

Trung tâm Thành Nhân hiểu rằng nguyên tắc can thiệp cường độ cao và liên tục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, trung tâm luôn nỗ lực duy trì lịch can thiệp đều đặn từ thứ Hai đến thứ Bảy mỗi tuần, tạo cho trẻ một môi trường hỗ trợ, can thiệp ổn định và đều đặn. Ngay cả trong những dịp lễ Tết, Thành Nhân cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngắn nhất có thể để quá trình can thiệp bị gián đoạn ít nhất có thể, giúp trẻ tiếp tục duy trì tiến độ phát triển.

Chúng tôi hiểu rằng mỗi trẻ đều có những nhu cầu và khả năng riêng. Vì vậy, chúng tôi xây dựng Kế hoạch can thiệp cá nhân hóa, kết hợp nhiều phương pháp trị liệu khác nhau để đảm bảo trẻ nhận được sự hỗ trợ phù hợp nhất. Với đội ngũ chuyên viên, giáo viên và chuyên gia tận tâm, Thành Nhân áp dụng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng/EVIDENCE-BASED PRACTICES (EBPS), chúng tôi mong muốn đồng hành cùng gia đình trên hành trình giúp trẻ phát triển tốt nhất theo khả năng của mình.

5. Kết luận

Đảm bảo nguyên tắc can thiệp cường độ cao và liên tục đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phát triển tối ưu khả năng. Nguyên tắc này không chỉ giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp, học tập và vận động mà còn rèn luyện tính tự lập, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Để hỗ trợ đạt được hiệu quả cao trong quá trình can thiệp cần sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm và gia đình.

Tài liệu tham khảo

Granpeesheh, D., Dixon, D. R., Tarbox, J., Kaplan, A. M., & Wilke, A. E. (2009). The effects of age and treatment intensity on behavioral intervention outcomes for children with autism spectrum disorders. Research in Autism Spectrum Disorders, 3(4), 1014–1022. https://doi.org/10.1016/j.rasd.2009.06.007

Haraguchi, H., Yamaguchi, H., Miyake, A., Tachibana, Y., Stickley, A., Horiguchi, M., Inoue, M., Noro, F., & Kamio, Y. (2020). One-year outcomes of low-intensity behavioral interventions among Japanese preschoolers with autism spectrum disorders: Community-based study. Research in Autism Spectrum Disorders, 76, 101556. https://doi.org/10.1016/j.rasd.2020.101556

Linstead, E., Dixon, D. R., French, R., Granpeesheh, D., Adams, H., German, R., Powell, A., Stevens, E., Tarbox, J., & Kornack, J. (2016). Intensity and learning outcomes in the treatment of children with autism spectrum disorder. Behavior Modification, 41(2), 229–252. https://doi.org/10.1177/0145445516667059

Lovaas, O. I. (1987). Behavioral treatment and normal educational and intellectual functioning in young autistic children. 

Pellecchia, M., Iadarola, S., & Stahmer, A. C. (2019). How meaningful is more? Considerations regarding intensity in early intensive behavioral intervention. Autism, 23(5), 1075–1078. https://doi.org/10.1177/1362361319854844

Reichle, J., Ganz, J. B., Pierson, L., & Rodriguez, D. (2021). Treatment Intensity: Considering Persons with Autism Spectrum Disorder and Intellectual Disability Who Have Complex Communication Needs. Research and Practice for Persons With Severe Disabilities, 46(3), 146–158. https://doi.org/10.1177/15407969211036202

Rogers, S. J., Yoder, P., Estes, A., Warren, Z., McEachin, J., Munson, J., Rocha, M., Greenson, J., Wallace, L., Gardner, E., Dawson, G., Sugar, C. A., Hellemann, G., & Whelan, F. (2020). A multisite randomized controlled trial comparing the effects of intervention intensity and intervention style on outcomes for young children with autism. Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, 60(6), 710–722. https://doi.org/10.1016/j.jaac.2020.06.013

Yoder, P., Rogers, S., Estes, A., Warren, Z., Munson, J., Hellemann, G., & McEachin, J. (2020). Interaction of Treatment Intensity and Autism Severity on Frequency and Maturity of Spontaneous Communication in Toddlers with Autism Spectrum Disorder. Autism Research, 13(11), 1902–1912. https://doi.org/10.1002/aur.2416

Lovaas, O. I. (1987). Behavioral treatment and normal educational and intellectual functioning in young autistic children. 

You cannot copy content of this page

Hotline: 0933 257 004